(chiến lược hỗn hợp)
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, nền kinh tế thế giới
giống như một chỉnh thể thống nhất nhưng lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Thực tế cho thấy, cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế đòi hỏi các nước đang phát triển phải điều chỉnh chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu hướng chung ngày nay nhiều nước đang quan tâm lựa chọn mô hình công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập quốc tế.
• Mục tiêu của chiến lược công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội
nhập
- Phát huy lợi thế so sánh của từng quốc gia trên cơ sở khai thác tối đa nguồn lực trong và ngoài nước để đạt tăng trưởng kinh tế cao;
- Gắn tăng trưởng kinh tế với sự bền vững trong phát triển: vừa hướng mạnh ra thị trường thế giới, vừa coi trọng thị trường trong nước. Không để tình trạng doanh nghiệp trong nước thua trận ngay trên sân nhà;
- Công nghiệp hoá không chỉ hướng về xuất khẩu mà còn theo hướng hội nhập khu vực và thế giới với việc tham gia sâu rộng vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế (APEC, WTO, NAFTA, AFTA…)
• Chính sách và biện pháp triển khai chiến lược công nghiệp hoábền vững theo hướng hội nhập
Nội dung cơ bản của chiến lược công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập là kết hợp hài hoà giữa hướng về xuất khẩu với thay thế nhập khẩu. Chiến lược này là vừa đẩy mạnh vươn ra thị trường quốc tế nhưng vẫn coi trọng thị trường trong nước. Trong khi tăng cường phát huy lợi thế so sánh về các mặt hàng nông sản, nguyên liệu sơ chế, sản phẩm trung gian dựa vào nguồn lao động dồi dào, đồng thời lấy các yêu cầu của thị trường quốc tế làm hướng phát triển các ngành sản xuất trong nước. Hiện nay, các nước đang phát triển muốn tăng trưởng nhanh cần có sự bổ sung những nhân tố bên ngoài để kết hợp với những nhân tố sẵn có bên trong nhằm đạt hiệu quả cao xét cả về mặt kinh tế và xã hội. Do vậy, các nước này cần:
- Phát triển nông nghiệp trong nước nhằm đảm bảo lợi ích của đa số nông dân, thực hiện an toàn lương thực quốc gia, ổn định xã hội.
- Thực hiện những biện pháp nhằm bảo vệ nền công nghiệp trong nước, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ nhưng có nhiều triển vọng trong việc thu hút các nguồn tài nguyên nhân lực và vật lực của đất nước và có khả năng cạnh tranh được trên thị trường thế giới.
- Chủ động, tích cực hội nhập để thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư. Trong quá trình ấy, tự do hoá quan hệ kinh tế đối ngoại và bảo hộ công nghiệp trong nước là hai mặt không hề đối lập nhau, mà bổ sung cho nhau.
Xuất phát từ sự tồn tại song song, xen kẽ của hai chiến lược thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, tuy nhiều nước đã có thành công lớn trong sự kết hợp giữa hướng nội và hướng ngoại nhưng chưa hẳn đã là giải pháp tối ưu với tất cả các nước đang phát triển. Vì vậy, xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá bền vững theo hướng hội nhập quốc tế đang mở ra khả năng và triển vọng của các nước đang phát triển trong phát triển kinh tế kể cả trước mắt cũng như lâu dài. Xu hướng phát triển này vừa dựa vào các nguồn lực bên ngoài, đồng thời cũng kích thích sự phát triển các nguồn lực bên trong nhằm nâng cao tiềm lực bên trong. Trên cơ sở đó tạo ra sức bật và khả năng phát triển vững chắc từ bên trong để giảm dần phụ thuộc vào bên ngoài. Điều đó sẽ giảm dần sự phụ thuộc một chiều, tăng dần sự phụ thuộc lẫn nhau và tăng những khả năng bổ sung kinh tế cho các nước đang phát triển.
Chiến lược công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập là thừa nhận tính tất yếu của chiến lược hướng về xuất khẩu và hội nhập có thay thế nhập khẩu đóng vai trò bổ sung. Đặc điểm chính của mô hình này là tăng trưởng nhanh, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại (nhất là xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và tận dụng ODA), cạnh tranh thành công trên thị trường quốc gia và quốc tế.
Thời gian qua, một số nước đang phát triển không hoàn toàn loại bỏ chiến lược thay thế nhập khẩu để thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, mà ngày càng lựa chọn những chính sách, biện pháp tích cực của mỗi chiến lược để sử dụng chung theo phương thức bổ sung cho nhau, cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Vì thế nhiều nước ngày càng đi theo xu hướng lựa chọn chiến lược kết hợp giữa hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu với việc hướng về xuất khẩu là trọng tâm, đóng vai trò quyết định chi phối, còn thay thế nhập khẩu luôn đóng vai trò bổ sung.
Những chính sách và biện pháp thực hiện mô hình này được cả nước áp dụng gồm:
• Chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập
Trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá bền vững theo hướng hội nhập quốc tế thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trong điều kiện khác trước vì hàng hoá, vốn, dịch vụ, lao động, công nghệ, tiền tệ sẽ được chuyển dịch tự do hầu như không có biên giới quốc gia. Như vậy, các nước đang phát triển muốn có được những ngành công nghiệp hiện đại thì nhà nước phải tạo ra được môi trường cần thiết để thu hút được những ngành này từ bên ngoài. Bên cạnh đó, thị trường của những ngành công nghiệp này là thị trường toàn cầu, việc tính toán nhu cầu của thị trường trở nên phức tạp. Đó là những yếu tố liên quan tới việc xác định cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập sẽ bao gồm những ngành hướng ra thị trường quốc tế và không nhất thiết bắt đầu từ những ngành công nghiệp chế biến, sử dụng nhiều lao động mà có thể bắt đầu ngay từ những ngành có hàm lượng vốn và công nghệ cao.
Cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập phải có tính linh hoạt cao, có khả năng thích ứng và đổi mới nhanh chóng. Một cơ cấu đông cứng, tĩnh tại là không thích hợp. Vì vậy, cùng với những biện pháp hướng mạnh về xuất
khẩu, cần đồng thời thực hiện một số biện pháp thay thế nhập khẩu cần thiết để nuôi dưỡng và vực dạy các ngành công nghiệp non trẻ của đất nước, tranh thủ những cơ hội và khả năng có lợi của thị trường trong nước. Những biện pháp thay thế nhập khẩu cần được coi trọng, nhất là trong thời kỳ đầu cong nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng nhìn trong toàn cảnh của quá trình thì những biện pháp trên chỉ đóng vai trò bổ sung cho chiến lược hướng về xuất khẩu. Vì thế chúng chỉ mang tính chất ngắn hạn và điều chỉnh thường xuyên theo nhu cầu của thị trường và của quá trình phát triển kinh tế nhằm nâng cao tính hiệu quả, sự năng động của các ngành kinh tế, và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Điều này sẽ khắc phục việc kéo dài tình trạng bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, bảo vệ sự độc quyền, làm giảm tính hiệu quả và mất tính năng động và mất khả năng cạnh tranh của công nghiệp trong nước như thực tế đã xảy ra đối với nhiều ngành công nghiệp ở một số nước đang phát triển.
Nhìn chung, với các nước đang phát triển, nền kinh tế còn ở điểm xuất phát thấp thì mở cửa hội nhập quốc tế đồng thời bảo vệ thị trường trong nước để tiến tới hội nhập tốt hơn nên cơ cấu kinh tế vừa có những ngành xuất khẩu mạnh vào thị trường khu vực và toàn cầu vừa có những ngành phục vụ nhu cầu trong nước có khả năng cạnh tranh cao.
* Xây dựng thể chế kinh tế thị trường và hệ thống pháp luật phù hợp với
thông lệ quốc tế.
Những tổ chức kinh tế quốc tế mà các nước đang phát triển tham gia đều là những tổ chức đã được thành lập từ trước gắn với những thể chế đã được thoả thuận. Do vậy, các nước đang phát triển khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá bền vững theo hướng hội nhập phải đổi mới thể chế của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhìn chung, số đông các nước đang phát triển bước đầu tiếp cận với kinh tế thị trường, một số nước mới thực hiện chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Do vậy, nhiều chính sách về đầu tư, thương mại và cơ chế thị trường còn ở mức độ sơ khai vừa yếu, vừa thiếu lại
chưa đồng bộ. Để hội nhập có hiệu quả, việc tạo lập đồng bộ cơ chế thị trường và xây dựng hệ thống luật pháp, thể chế theo thông lệ quốc tế là vấn đề cấp thiết.
* Chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá
trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Nguồn lực con người (Manpower) hay nguồn nhân lực (Human resouses) là cái quyết định biến các tiềm năng của tự nhiên thành của cải phục vụ cho xã hội. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì muốn làm chủ được quá trình này các nước đang phát triển phải có một nguồn lực được đào tạo có chất lượng cao. Đội ngũ nhân lực này bao gồm những người hiểu biết tốt hơn về công nghệ và kỹ năng quản lý, và những người có tay nghề cao. Thực tế cho thấy, không thể nói đế công nghiệp hoá, hiện đại hoá một đất nước trong thời đại khoa học kỹ thuật mà lại thiếu nguồn lực con người tương xứng. Do vậy, về chính sách của nhà nước cần:
- Coi giáo dục đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng của nguồn nhân lực. Chính sách giáo dục phải định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội, kỹ thuật, nhân văn, chính trị và phát triển năng lực bản thân con người.
- Có những biện pháp đồng bộ trong bố trí và sử dụng hợp lý lao động, đặc biệt tạo cho con người có môi trường tự do, bình đẳng để phát huy khả năng cá nhân trong khuôn khổ pháp luật.
- Kế hoạch phát triển dân số nhằm không để sự bùng nổ dân số làm triệt tiêu những thành quả của tăng trưởng kinh tế.
* Chủ động và tăng cường tham gia liên kết kinh tế khu vực và thế giới Hoạt động liên kết kinh tế khu vực và tham gia các tổ chức tm quốc té ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các nước đang phát triển cả trên phương diện thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ. Về hoạt
động này, sẽ có hàng loạt vấn đề mà các nước đang phát triển phải tập trung giải quyết. Trước hết là việc lựa chọn các đối tác trong quan hệ hợp tác kinh tế. Vấn đề này phải được khai thác dựa vào những điểm tương đồng về lợi ích kinh tế, đồng thời hạn chế những khác biệt từ quan hệ lợi ích. Việc lựa chọn các đối tác cần phải xem xét trong các mói quan hệ lợi ích. Việc lựa chọn các đối tác cần phải xem xét trong các mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó là việc tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực như IMF, WB, WTO, ADB, AFTA, APEC… Trong quá trình ấy, các nước đang phát triển sẽ phải thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư theo lộ trình với mức độ, hình thức và thời gian phù hợp với khả năng của từng nước. Đồng thời trong hội nhập quốc tế, các nước đang phát triển cũng cần quan tâm đến việc hợp tác với các công ty xuyên quốc gia. Thực tế các công ty này đã tận dụng được lợi thế so sánh của nhiều quốc gia và do vậy có hiệu quả kinh tế cao, đang và sẽ là chủ thể kinh doanh của nền kinh tế toàn cầu. Như vậy, muốn có vốn, công nghệ mới cùng với thị trường, các nước đang phát triển không thể không hợp tác với các công ty xuyên quốc gia. Đó là cơ hội để các nước đang phát triển kết hợp sức mạnh của nguồn lực trong và ngoài nước sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Trong quá trình ấy, việc khai thác thị trường ngách ở các nước phát triển cần được coi trọng. Đặc biệt của các thị trường này là ít được nền sản xuất công nghệ cao của các nước phát triển quan tâm. Vì vậy, việc xâm nhập và thị trường ngách là khía cạnh quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước đang phát triển. Thực tế, giá trị xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường ngách không cao nhưng khối lượng lớn nên nước xuất khẩu vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận. Đó chính là cơ hội để mở mang thêm ngành nghề, tạo thêm việc làm mới đáp ứng mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước đang phát triển.
•Thành công và hạn chế
Trải qua những biến động của tình hình kinh tế khu vực và thế giới, những cái lợi và cái hại của chiến lược tăng trưởng đầu kỳ, những bước đi công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng những tác động đối với xã hội và môi trường đang dẫn tới quá trình nhận thức lại các nền kinh tế đang phát triển theo một chiến lược mới. Thực tế cho thấy, chiến lược công nghiệp háo bền vững theo hướng hội nhập phần nào khắc phục những lệch lạc và thái quá trong phát triển, tạo lập một cơ chế phát triển cân đối hơn, năng động hơn với việc mở rộng liên kết quốc tế và khu vực mạnh hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn. Trên cơ sở đó, nền kinh tế của các quốc gia sẽ khắc phục được những tác động tiêu cực trong công nghiệp hoá mà các mô hình trước phải trả giá.
Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập, các nước sẽ gặp phải những khó khăn mới và cũng là thách thức trong phát triển.
Thứ nhất, để đảm bảo phát triển bền vững, các nước nhiều khi phải chấp
nhận giảm nhịp độ tăng trương kinh tế, trong khi phải không ngừng tăng phúc lợi xã hội và đầu tư bảo vệ môi trường. Như vậy, vấn đề việc làm, đời sống, đầu tư cho phát triển sẽ bị hạn chế.
Thứ hai, nền kinh tế các nước đang phát triển còn ở điểm xuất phát
thấp, việc hội nhập quốc tế bên cạnh những thuận lợi, thì chiến lược hỗn hợp sẽ gặp phải những khó khăn mới. Trong quá trình tự do hoá thương mại và tự do hóa đầu tư, nền công nghiệp non trẻ của các nước sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn, cạnh tranh không không cân sắc với các doanh nghiệp đã lớn mạnh từ bên ngoài. Bên cạnh đó, còn kéo theo sự lệ thuộc nhiều hơn về vốn, công nghệ và thị trường vào các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy, sự lệ thuộc về kinh tế nhiều khi sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị, làm ảnh hưởng đến chủ quyền an ninh quốc gia.
Việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập đang là vấn đề mới trong giai đoạn thử nghiệm và định hình. Điều chắc chắn trong quá trình triển khai sẽ phát sinh những hạn chế mới. Đây là những vấn đề mà các nước cần nắm bắt để điều chỉnh, khắc phục để đạt được mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước mình.
1.2. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á