Đa dạng hoá các hình thức chuyển tải vốn vay

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Trang 95 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.4. Đa dạng hoá các hình thức chuyển tải vốn vay

Quy luật mùa vụ luôn là nhân tố quyết định đến việc sử dụng đồng vốn với ngời nông dân. Khách hàng của Ngân hàng đa số là HSX, có số lợng đông, phân bố ở các vùng nông thôn, thông thờng có món vay nhỏ, trong khi đó lực l- ợng CBTD không thể đáp ứng đợc cho yêu cầu của các HSX khi vay vốn, hơn nữa, việc kiểm soát sử dụng vốn vay gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để mở rộng đầu t vốn kịp thời và đầy đủ cho NNNT và nông dân thì Ngân hàng cần phải có những hình thức chuyển tải vốn vay phù hợp, có nh vậy, ngân hàng mới có điều kiện thâm nhập sâu vào thị trờng này đợc.

Ngoài việc cho vay trực tiếp đến các doanh nghiệp, HTX, HSX, trang trại,.., (Ngân hàng và các đơn vị vay vốn trực tiếp kết hợp đồng tín dụng với nhau) nh đã thực hiện, ngân hàng cần mở rộng và phát triển thêm một số hình thức cho vay sau đối với các HSX:

- Thứ nhất: Đẩy mạnh các hình thức cho vay thông qua các trung gian là tổ, nhóm, hội, đoàn thể tín chấp (theo Nghị quyết liên tịch 2308 với Hội nông dân, nghị quyết liên tịch 02 với Hội phụ nữ). Hình thức cho vay thông qua tổ mang lại nhiều tiện ích, nâng cao ý thức trách nhiệm giám sát, giúp đỡ lẫn nhau, chấn chỉnh các thành viên thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Thông qua sinh hoạt tổ sẽ tạo điều kiện cho các HSX có thêm kiến thức khoa học kỹ thuật, có kinh nghiệm trong nuôi trồng và tham khảo đợc các mô hình nuôi trồng điển hình. Đây cũng là hình thức giúp cho ngân hàng giảm tải cho CBTD trong việc đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay, trả lãi và gốc cho ngân hàng.

- Thứ hai: Phát triển hình thức cho vay thông qua các nhà cung ứng phơng tiện sản xuất, vật t, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi. Hay nói cách khác, ngân hàng chủ động tìm sự liên kết giữa nhà cung ứng và nhà sản xuất. Trên cơ sở các mối liên kết đã đợc thiết lập, ngân hàng thực hiện quy trình cho vay khép kín nh sau:

+ Ngân hàng cho doanh nghiệp vay để mở rộng sản xuất, cung cấp máy móc, thiết bị, con giống, cây giống, phân bón, thức ăn,... cho nông dân.

+ Ngân hàng thu nợ của doanh nghiệp để cho nông dân vay dới hình thức hiện vật bằng các sản phẩm của doanh nghiệp nh phơng tiện, máy móc, vật t...

+ Ngân hàng thu nợ của nông dân để cho vay các doanh nghiệp chế biến nông sản.

Trong mối quan hệ này, ngời vay là những HSX nhng ngân hàng không cấp tiền mặt cho ngời vay mà thanh toán tiền trực tiếp cho nhà cung ứng. Hình thức này sẽ giúp cho vốn vay của ngân hàng đợc sử dụng đúng mục đích, đảm bảo tính gắn kết giữa sản xuất với thị trờng, tăng tính ổn định, tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro tín dụng và mang lại hiệu quả cho các bên.

- Thứ ba: Phát triển hình thức cấp vốn uỷ thác thông qua quỹ tín dụng nhân dân, thông qua nhà chế biến các sản phẩm đầu ra của ngời sản xuất

hoặc các HTX thu mua nông sản thực phẩm của nhà nông. Điều kiện áp dụng hình thức cho vay này khi các HSX cung cấp các sản phẩm chính và ổn định cho các nhà chế biến hay HTX đó. Khi áp dụng hình thức này, lãi suất cho vay phải có mức chung, các tổ chức nhận uỷ thác không đợc phép tăng lãi suất, ngân hàng phải trả phí hoa hồng cho các tổ chức nhận uỷ thác.

Để áp dụng các hình thức cho vay trên, ngân hàng cần phải thực phân loại các hộ theo một số tiêu thức nh quy mô vốn, đất đai, kinh nghiệm, ngành nghề,... để từ đó áp dụng hình thức cho vay phù hợp.

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w