Các căn cứ nền tảng xây dựng phơng hớng và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Trang 82 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Các căn cứ nền tảng xây dựng phơng hớng và mục tiêu phát triển

dụng nông nghiệp,nông thôn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam

3.1.1. Các căn cứ nền tảng xây dựng phơng hớng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông triển hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam

Qua phân tích ở chơng 2 cho thấy, hiệu quả hoạt động tín dụng NNNT của Ngân hàng còn khá thấp (xét về kinh tế lẫn xã hội). Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng NNNT của Ngân hàng, cần thiết phải xây dựng đợc phơng hớng và mục tiêu phát triển hợp lý, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị thực hiện. Việc xây dựng phơng hớng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng NNNT của Ngân hàng cần phải dựa vào những luận cứ sau:

(i) Quan điểm phát triển kinh tế NNNT Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH và định hớng của tỉnh Quảng Nam đến năm 2010

- Quan điểm phát triển kinh tế NNNT nớc ta trong quá trình CNH, HĐH

+ Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, áp dụng khoa học công nghệ, làm ra sản phẩm có chất lợng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nớc và xuất khẩu, đảm bảo an ninh lơng thực cho toàn xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, thực hiện tốt chủ trơng xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nớc.

+ Phát triển SXNN nhiều thành phần, tạo lập mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, thị trờng, qua đó, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ vốn, vật t để sản xuất ra hàng hoá theo yêu cầu thị trờng với giá cả hợp lý, có lợi cho nông dân.

+ Phát triển sản xuất công nghiệp, gắn với đẩy mạnh phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, xây dựng các cụm công nghiệp, phát triển một số ngành nghề, làng nghề truyền thống theo hớng gắn với ngành du lịch văn hoá.

+ Phát triển ngành nghề chế biến nông, lâm, thuỷ sản quy mô nhỏ ở các vùng nguyên liệu phân tán, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, địa phơng, đa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn.

+ Phát triển NNNT với định hớng gắn liền với việc thu hút lao động, giải quyết việc làm, an toàn về môi trờng sinh thái, đảm bảo tăng nhanh thu nhập cho kinh tế nông hộ, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa ngời dân nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Định hớng và mục tiêu phát triển kinh tế NNNT nớc ta đến 2010

+ Định hớng phát triển: Tăng cờng sự chỉ đạo và huy động nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH NNNT. Tiếp tục phát triển và đa nông nghiệp, lâm nghiệp, ng nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học. Đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu đợc trên đơn vị diện tích; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khi hoá, phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm mới và cải thiện đời sống nông dân và dân c nông thôn [2, tr.16].

+ Mục tiêu: Tốc độ tăng trởng giá trị SXNN bình quân từ 4%- 4,5% năm. Đến năm 2010, tổng sản lợng lơng thực đạt khoảng 40 triệu tấn, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp khoảng 25%, sản lợng thuỷ sản đạt 3-3,5 triệu tấn (trong đó, 1/3 là sản phẩm nuôi trồng) [7, tr.479].

Để đạt đợc mục tiêu này thì chính sách đầu t là hết sức bức bách. Vốn đầu t ngân sách tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nh giao thông, thuỷ lợi, điện, chợ, hệ thống nghiên cứu chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đầu t cải tạo sông, hồ thoát lũ, phát triển rừng phòng hộ, bảo vệ môi trờng, nguồn lợi ven biển. Vì vậy, Nhà nớc sẽ có nhiều chủ trơng, chính sách khuyến khích đầu t nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nớc để phát triển sản xuất hàng hoá ở khu vực NNNT. Đây là cơ hội rất thuận lợi để nâng cao hiệu quả TDNH đối với lĩnh vực này.

(ii) Phơng hớng và mục tiêu phát triển kinh tế NNNT Quảng Nam đến 2010

- Phơng hơng phát triển: Tiếp tục đầu t phát triển nông nghiệp cân đối, toàn diện cả nông, lâm, ng nghiệp, ngành nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT dựa trên hiệu quả kinh tế, xã hội làm mục tiêu, đa dạng các sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, nhất là lĩnh vực giống, kỹ thuật canh tác nhằm tạo ra nền SXNN hàng hóa có sức cạnh tranh cao để tham gia kinh tế hội nhập. Đồng thời, tăng tốc độ phát triển kinh tế phải dựa trên cơ sở ổn định xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ và kiến tạo môi trờng, cụ thể nh:

+ Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hớng giảm diện tích lúa, tăng diện tích cây trồng cạn, phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, điều chỉnh hợp lý giữa đa dạng hóa nông nghiệp để sản xuất bền vững và yêu cầu sản xuất chuyên môn hóa, mở rộng quy mô, giá trị với một số cây con chủ lực của tỉnh, u tiên phát triển cây dài ngày, cây nguyên liệu cho chế biến.

+ Tiếp tục đẩy mạnh giao đất, giao rừng, tăng cờng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, gắn phát triển lâm nghiệp với các chơng trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội miền núi.

+ Chú trọng vai trò HTX nông nghiệp, khuyến khích phát triển trang trại và doanh nghiệp đầu t vào nông nghiệp, làm hạt nhân thúc đẩy sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ công nghệ và quản lý, tăng năng suất lao động.

+ Đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng nông lâm thủy lợi. Phát triển ngành nghề và dịch vụ, thơng mại nông thôn, hình thành các chợ đầu mối nông sản.

+ ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và phát triển thị trờng tiêu thụ nông sản để nâng cao giá trị nông sản sau sản xuất, giải quyết bền vững mối quan hệ sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

+ Tăng cờng năng lực khuyến nông và khuyến công nông thôn, hệ thống khuyến nông phải giúp nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ và thị trờng cho nông dân.

- Mục tiêu: Tốc độ tăng trởng giá trị SXNN đạt bình quân 4,5% năm, đến năm 2010, tổng sản lợng lơng thực đạt khoảng 420.000 tấn/năm, tổng đàn gia súc hàng năm 1,2 triệu con, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt khoảng 40%, trồng rừng đạt 10.000 ha/năm, nâng độ che phủ của rừng lên 45%, tỷ lệ diện tích lúa đợc tới chủ động đạt 85%, sản lợng thuỷ sản đánh bắt đạt 65.000 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 10.000 ha [35].

(iii) Phơng hớng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng NNNT của NHNo&PTNT Việt Nam [28].

- Phơng hớng: Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng đợc những nội dụng cơ bản theo tiến độ đề án cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010 đã đợc phê duyệt, tiếp tục duy trì tăng trởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng đợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất NNNT, mở rộng và nâng cao chất lợng dịch vụ ngân hàng đủ sức cạnh tranh; tập trung đầu t, đào tạo nguồn nhân lực, đầu t và đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ năng lực hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thơng hiệu trên cơ sở hội nhập và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập.

- Mục tiêu: Các chỉ tiêu tăng trởng bình quân hàng năm (2006-2010): Tốc độ tăng trởng nguồn vốn tối thiểu đạt 18% đến 20%/năm, trong đó, nguồn vốn huy động dân c chiếm từ 50% đến 55% trên tổng nguồn. D nợ tăng trởng từ 14% đến16%/năm, trong đó, d nợ trung dài hạn chiếm tối đa 50% trên tổng d nợ, cho vay kinh tế hộ chiếm từ 60% đến 65% trên tổng d nợ. Tỷ lệ nợ xấu dới 5%. Lợi nhuận tăng 10%/năm, thu ngoài tín dụng chiếm trên 15% trong tổng thu.

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w