7. Kết cấu của luận văn
2.2.3.1. Kết quả hoạt động và hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với nông
nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Nam
Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam giai đoạn 2001-2005 đã tăng trởng ổn định, an toàn và hiệu quả, vơn tới tất cả các vùng nông thôn, đặc biệt những vùng sâu, vùng xa, đóng góp rất lớn vai trò của mình trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT, phát triển kinh tế địa phơng. Mặc dù có sự cạnh tranh khá gay gắt với các NHTM, NHCSXH và TCTD khác trên địa bàn nhng hiệu quả hoạt động TDNH của NHNo&PTNT trong những năm qua vẫn ngày càng nâng cao, thể hiện:
Một là, năng suất huy động vốn của Ngân hàng ngày càng tăng. Với việc nguồn vốn huy động trong dân c đạt tốc độ tăng trởng cao, năm 2005 là 52,38%, bình quân 2001-2005 là 38,87% đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo hớng ổn định. Đây chính là kết quả của một loạt các biện pháp mà ngân hàng đã áp dụng trong thời gian qua nh việc tổ chức mở rộng mạng lới hoạt động, phát huy lợi thế so sánh với các NHTM khác trên địa bàn, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý, phù hợp với diễn biến của thị trờng, chính sách khuyến mại hấp dẫn, công tác tuyên truyền, quảng cáo đạt hiệu quả và đặc biệt là có cơ chế khen thởng, động viên kịp thời các chi nhánh Ngân hàng cơ sở thi đua huy động vốn trong dân c. Với kết quả đạt đợc khá cao từ việc huy động vốn trong dân c là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành kế hoạch nguồn vốn tại địa phơng do NHNo&PTNT Việt Nam giao hàng năm, đồng thời góp phần quan trọng để nâng cao năng suất huy động vốn của Ngân hàng.
Hai là, năng suất cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng. Trớc xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM khác đã và đang xâm nhập ngày càng sâu vào thị trờng NNNT, với phơng châm “lấy địa bàn NNNT làm địa bàn trọng tâm trong hoạt động tín dụng, lấy khách hàng hộ sản xuất là bạn đồng hành”, NHNo&PTNT Quảng Nam thực hiện củng cố thị trờng truyền thống bằng cách đa ra nhiều biện pháp nh áp dụng lãi suất cạnh tranh để thu hút khách hàng, chuyển đổi phơng thức cho vay, đơn giản thủ tục phù hợp với cơ chế và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Tỉnh, đặc biệt u tiên vốn cho khu vực NNNT, thực hiện chăm sóc khách hàng truyền thống và có chính sách thu hút khách hàng mới nhằm nâng cao thị phần trên địa bàn, chủ động tìm kiếm các phơng án, dự án có hiệu quả để cho vay. Kết quả của các
biện pháp này đã giúp cho ngân hàng đạt đợc tốc độ tăng trởng d nợ luôn ở mức cao và tơng đối ổn định, trong đó, d nợ cho vay hộ sản xuất luôn chiếm tỷ lệ chủ yếu (tốc độ tăng trởng d nợ năm 2005 là 21,89%, bình quân 2001-2005 là 23,14%, d nợ cho vay hộ sản xuất chiếm trên 64%). Điều này, giúp cho ngân hàng tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, chủ đạo trong việc đầu t tín dụng ở khu vực NNNT, đồng thời năng suất cho vay của ngân hàng ngày càng nâng cao.
Ba là, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ khó đòi luôn đợc duy trì ở mức thấp. Với việc bám sát chủ trơng phát triển kinh tế NNNT của tỉnh, vốn đầu t của ngân hàng đang hớng vào các chơng trình kinh tế trọng điểm phù hợp với đối tợng mà ngân hàng đã và đang đầu t nh: sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ hải sản, dịch vụ du lịch, các làng nghề truyền thống ở nông thôn. Cơ cấu đầu t tín dụng đã chuyển đổi theo hớng giảm mạnh tỷ trọng cho vay vốn các DNNN, tập trung vốn cho các dự án nuôi trồng, sản xuất, chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động tín dụng đã có bớc chuyển mạnh sang phơng thức đầu t theo các chơng trình, dự án của Chính phủ, dự án phát triển kinh tế địa phơng nhằm khai thác mọi tiềm năng của địa phơng phát triển nền kinh tế nh: cho vay làm thuỷ điện, cho vay làm du lịch. Qua đó, từng bớc chuyển hoạt động tín dụng phù hợp và thích ứng kịp thời theo cơ chế thị trờng, hội nhập lấy hiệu quả làm cơ sở, nền tảng, cán bộ tín dụng năng động trong quan hệ, chủ động trong tìm kiếm đối tợng đầu t, xác định nhu cầu vốn hợp lý của d án, của khách hàng, từ đó, tạo khả năng thu hồi đối với các khoản vay của ngân hàng nâng cao, đồng thời vẫn đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội. Năm 2005, tỷ lệ nợ xấu là 1,86% trên tổng d nợ (NHNo&PTNT Việt Nam cho phép tỷ lệ nợ xấu dới 5%).
Bốn là, tỷ suất lợi nhuận, uy tín cũng nh lợi thế cạnh tranh của ngân hàng ngày càng cao. Để giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu t tín dụng khu vực
nông thôn, nhiều ngân hàng cơ sở quan tâm, chăm sóc khách hàng và có chính sách thu hút khách hàng mới, chủ động tìm kiếm dự án, phơng án có hiệu quả để cho vay nhằm gia tăng thu nhập, đồng thời tìm mọi biện pháp để giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng đã tăng cờng phân loại và giám sát các khoản vay, đánh giá và kiểm soát các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi để có các biện pháp thu nợ hữu hiệu đồng thời, tích cực bám sát lộ trình trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý nợ tồn đọng trong quá trình hoạt động. Qua đó, lành mạnh hóa các khoản nợ, tăng c- ờng năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng trên địa bàn.
Năm là, góp phần phát triển nhiều ngành nghề mới, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT. Với việc bám sát định hớng của NHNo&PTNT Việt Nam, vốn đầu t của ngân hàng đã có sự tập trung u tiên bố trí vốn cho các dự án, phơng án kinh doanh có hiệu quả kinh tế, đảm bảo khả năng trả nợ. Cơ cấu d nợ đã có sự chuyển biến tích cực, u tiên đầu t phát triển kinh tế hộ, mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong quá trình đầu t đã gắn việc cho vay với việc tạo công ăn việc làm, giải quyết xoá đói giảm nghèo. Qua đó, giúp phát triển nhiều ngành nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống... và quan trọng hơn, thông qua đầu t tín dụng đã giải quyết khá nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo cho nhiều gia đình ở nông thôn, góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng CNH, HĐH NNNT.