Quy trình công nghệ in Offsset

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 5S tại xưởng In Offset- Công ty cổ phần giấy Viễn Đông (Trang 26)

a. Lưu đồ quy trình công nghệ Không Lệnh sản xuất Xem xét Chuẩn bị sản xuất Bình bản In In thử Kiểm phẩm Kiểm tra bình bản Phơi bản Kiểm tra phơi bản Khách hàng ký bài Đạt K S S P K P H Đạt Đạt không không

Hình 3.2 Lưu đồ quy trình công nghệ In Offset

b. Diễn giải quy trình công nghệ

Lệnh sản xuất

Xưởng nhận lệnh sản xuất từ phòng kinh doanh in.

Xem xét

Ban quản đốc xưởng sau khi nhận lệnh sản xuất phải xem xét các yếu tố sau:

- Những tài liệu cho ấn phẩm bao gồm: Phim, Maqueete, mẫu màu (colour froop) và những yêu cầu về quy cách kèm theo… (nếu là tài liệu mới)

C T P H U N U V C Á N M À N G D Á N H P B Đ C M T N G N G G P Kiểm phẩm K S S P K H P Nhập kho Đóng gói KCS B/C và lưu hồ sơ

- Kiểm tra cách bố trí, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các ghi chú trong lệnh sản xuất (nếu có) để phân bố các máy cho phù hợp nhất.

- Thời gian giao hàng để xem có đáp ứng thời gian yêu cầu của khách hàng hay không.

- Kiểm tra giấy, mực, vật tư in và các vật tư khác.

Trong trường hợp chưa thỏa mãn được các điều kiện trên phải trao đổi lại với phòng kinh doanh In đến khi thỏa mãn các yêu cầu trên thì Ban quản đốc mới triển khai sản xuất đến từng tổ máy.

Chuẩn bị sản xuất

Để việc triển khai sản xuất được tiến hành thuận lợi thì xưởng phải thực hiện tốt các khâu chuẩn bị như sau:

- Ban quản đốc phân bổ nhiệm vụ cho các tổ máy bằng các Phiếu phân bổ. - Lãnh vật tư (giấy, mực in, …) từ kho theo phiếu lãnh vật tư.

- Bình bản, phơi bản. - Cắt giấy.

Triển khai lệnh sản xuất

Công nhân vận hành máy chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất như sau:

 Kiểm soát đầu vào:

- Các loại vật tư, nguyên vật liệu tiếp nhận sử dụng tại công đoạn mình phụ trách - Nghiên cứu kỹ các yêu cầu đối với sản phẩm gia công và mẫu sản phẩm.

- Đọc kỹ Phiếu nhận biết sản phẩm được kèm theo sản phẩm do công đoạn trước chuyển đến để biết rõ đặc tính của sản phẩm trước khi thực hiện công việc tại công đoạn mình phụ trách, nhằm chuẩn bị biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời.

 Kiểm soát trong quá trình sản xuất

Tại công đoạn do mình phụ trách công nhân phải thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất theo các nội dung sau:

- Kiểm tra kỹ thuật vận hành: Kiểm tra các thông số kỹ thuật vận hành máy, các cụm chi tiết máy quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, vận hành máy móc thiết bị đúng theo Hướng dẫn công việc.

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm do công đoạn mình thực hiện theo đúng các yêu cầu đối với sản phẩm gia công và mẫu sản phẩm.

Tổ trưởng các tổ sản xuất chịu trách nhiệm chính trong việc đôn đốc, kiểm tra việc kiểm soát quá trình của công nhân tổ máy.

Sản phẩm không phù hợp được xử lý theo thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp theo ISO 9001: 2000

Bình bản

Công nhân bình bản nhận lệnh phải xem xét công việc theo các bước sau: - Thực hiện công việc theo nội dung và thời gian trong phiếu bình bản.

- Nhận phim từ phòng kinh doanh In hoặc khách hàng và tổng hợp tài liệu kèm theo, kiểm tra các dữ liệu. Sau khi kiểm tra cho vào Túi hồ sơ ấn phẩm.

- Kiểm tra phim chế bản và tiến hành công việc bình bản theo hướng dẫn chế bản. - Kiểm tra các chi tiết cần bổ sung như: ép thêm phim, đánh chữ…

- Nội dung, thời gian thực hiện.

- Xếp thứ tự, tài liệu in theo yêu cầu của phòng kinh doanh in, trong trường hợp chưa thỏa mãn các điều kiện trên phải bàn bạc lại với ban quản đốc hoặc phòng kinh doanh in để biết thêm thông tin trước khi bắt đầu thực hiện công việc.

- Các support sau khi thực hiện xong phải được kiểm tra và ký nhận theo hướng dẫn chế bản trước khi chuyển qua cho phơi bản.

Sau khi thực hiện các bước trên nếu đạt yêu cầu thì chuyển tiếp qua công tác phơi bản, nếu không thì thực hiện lại cho đến khi đạt yêu cầu.

Phơi bản

- Nhận lệnh theo phiếu phơi bản - Nhận Support từ bình bản.

- Tiến hành công việc theo hướng dẫn chế bản.

- Bản kẽm sau khi phơi xong phải được kiểm tra theo hướng dẫn chế bản trước khi chuyển cho máy in.

In

- Nhận lệnh theo phiếu phân bổ In. - Nhận kẽm từ phơi bản.

- Nhận túi hồ sơ từ ban quản đốc hoặc bình bản. - Nhận giấy từ máy cắt.

- Tiến hành in thử, ký bài, in sản lượng và kiểm tra công việc theo hướng dẫn in Offset.

- Mẫu sản phẩm đã ký bài được lưu vào túi hồ sơ ấn phẩm và lập danh mục mẫu sản phẩm theo biểu mẫu.

- Ghi nhận số liệu vào nhật ký máy in Offset.

Kiểm phẩm

- Nhận lệnh từ Ban quản đốc

- Tiến hành kiểm tra sản phẩm in theo hướng dẫn kiểm phẩm. Sản phẩm không phù hợp được xử lý theo thủ tục xử lý sản phẩm không phù hợp. Sản phẩm đạt yêu cầu được chuyển qua công đoạn tiếp theo.

- Ghi kết quả nhật ký kiểm phẩm in Offset.

Cắt

Công nhân thực hiện công việc theo trình tự sau: - Nhận phiếu phân bổ cắt từ Ban quản đốc.

- Tiến hành công việc theo hướng dẫn vận hành máy cắt.

- Sau khi thực hiện xong bàn giao sản phẩm cho công đoạn tiếp theo kèm theo phiếu nhận biết sản phẩm gắn trên mỗi Pallet.

- Sau cuối mỗi lô hàng và cuối ngày thì ghi lại kết quả thực hiện công việc vào nhật ký máy cắt.

Cán màng/Phun UV

- Công nhân nhận phiếu phân bổ Cán màng/Phun UV từ Ban quản đốc.

- Thực hiện công việc và kiểm tra sản phẩm theo hướng dẫn thao tác máy cán màng và hướng dẫn thao tác máy in UV.

- Sau khi thực hiện xong thì bàn giao sản phẩm qua công đoạn tiếp theo kèm theo Phiếu nhận biết sản phẩm gắn trên mỗi Pallet.

- Sau cuối mỗi lô hàng và cuối ngày thì ghi lại kết quả thực hiện công việc vào nhật ký cán màng/UV.

Bế

- Ban quản đốc nhận khuôn bế theo phiếu lãnh vật tư từ phòng cung ứng- điều vận, ghi nhận kết quả kiểm tra đầu vào “phiếu kiểm tra thử nghiệm vật tư”.

- Công nhân nhận phiếu phân bổ bế từ Ban quản đốc và tiến hành thực hiện công việc, kiểm tra sản phẩm theo hướng dẫn thao tác máy bế.

- Sản phẩm sau khi bế xong được tổ vận chuyển di chuyển ra khu vực riêng để tiến hành khâu gia công tiếp theo.

- Sau mỗi cuối lô hàng và cuối ngày ghi nhận lại kết quả thực hiện công việc vào Nhật ký máy bế

Gia công khác

Ép nhũ

- Công nhân nhận lệnh sản xuất từ tổ trưởng, nhận sản phẩm từ công đoạn trước cùng với phiếu nhận biết sản phẩm gắn vào từng pallet.

- Tiến hành công việc và kiểm tra sản phẩm theo hướng dẫn thao tác máy ép nhũ.

Dán hộp

Công việc dán hộp được thực hiện với các sản phẩm như hộp dược phẩm các loại, chủ yếu là dán dính liền mép hộp sao cho kín và không bị tràn keo, đây là công đoạn thủ công chủ yếu dựa vào tay nghề công nhân. Công việc thực hiện cũng theo các bước sau:

- Nhận sản phẩm từ công đoạn trước và tiến hành công việc theo yêu cầu - Sau khi thực hiện xong bàn giao qua công đoạn kế tiếp

Đục mắt ngỗng

Công việc đục mắt ngỗng là công đoạn gia công đối với các túi xách tay bằng giấy, các túi xách này sau khi đã in và dán đáy thì chuyển qua công đoạn đục mắt ngỗng để luồn dây xách. Công việc cũng tiến hành theo trình tự sau:

- Công nhân nhận lệnh sản xuất từ tổ trưởng - Tiến hành công việc đục mắt ngỗng

- Sau khi thực hiện xong bàn giao sản phẩm qua công đoạn tiếp theo

Kiểm, đếm, đóng gói

Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, được thực hiện bởi công nhân tổ kiểm phẩm.

- Công nhân nhận lệnh sản xuất từ tổ trưởng/phó

- Nhận bán thành phẩm từ máy in, máy cắt, máy bế hoặc khâu dán hộp chuyển sang. - Tiến hành công việc và kiểm tra sản phẩm theo hướng dẫn kiểm phẩm

- Sản phẩm kiểm tra đạt yêu cầu được đóng gói và gắn phiếu kiểm phẩm. Quy trình dán nhãn trên có thể thay đổi bằng nhãn khác nếu có yêu cầu từ khách hàng.

KCS

- Nhân viên KCS kiểm tra thành phẩm lần cuối trước khi nhập kho theo hướng dẫn

Nhập kho

- Sau khi đã kiểm tra và sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu thì tiến hành lưu kho để giao cho khách hàng. Tổ trưởng/Phó làm thủ tục nhập kho theo phiếu nhập kho thành phẩm.

3.2.4 Bố trí mặt bằng xưởng

Mặt bằng xưởng in Offset chia làm 4 khu vực chính như sau: - Khu văn phòng

- Khu máy in - Khu máy UV

KHO GIẤY NVL MÁY PHUN UV MÁY IN 1 KHU VỰC BTP IN KHU KIỂM NHÃN KHU KIỂM HỘP 8 9 1 0 1 1 1 2 M Á Y B Ế K H O K C S KHU VỰC BTP CẮT VĂN PHÒNGXƯỞNG SÂN Đ Ư N G Đ I MÁY IN 2 MÁY GẤP GIẤY MÁY ÉP NHŨ

1 2 3 4 5 6 7 MÁY BẾ MÁY CÁN MÀNG BTP BẾ MÁY CẮT 1 MÁY CẮT2 MÁY CẮT 3 MÁY ĐỤC MẮT NGỖNG MÁY IN OFFSET 1 MÀU MÁY QUẤN DÂY

3.2.5 Tình hình sản xuất trong thời gian vừa qua

Qua quá trình tìm hiểu từ nguồn tài liệu công ty, sinh viên tổng kết được kết quả hoạt dộng sản xuất của Xưởng 9 tháng đầu năm 2007 như sau:

Bảng 3.1 Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của xưởng 9 tháng đầu năn 2007

TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2007 Tên Đơn vị T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 Sản lượng triệu sp 22.745 24.689 32.268 35.571 17.313 25.889 31.190 19.850 20.549 Doan h thu triệu đồng 2887 1360 2837 1976 2045 2161 2817 1361 1463 % loại bỏ % 0.03 0.001 0.18 0.2 0.24 0.1 0.71 0.69 1.55 Từ số liệu trên ta có được các biểu đồ sản lượng, doanh thu và phần trăm sản phẩm loại bỏ:

Hình 3.4Biểu đồ sản lượng 9 tháng đầu năm 2007

Nhận xét: Sản lượng tăng trưởng không đồng đều, sản lượng tăng dần từ đầu năm và cao nhất là tháng 4, sau đó thì giảm và không đồng đều.

Hình 3.5 Biểu đồ doanh thu 9 tháng đầu năm 2007

Nhận xét: Doanh thu cũng không đồng đều giữa các tháng, doanh thu cao tập trung vào các tháng 1, tháng 3 và tháng 7, các tháng còn lại đều thấp hơn và thấp nhất là tháng 8.

Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ sản phẩm loại bỏ 9 tháng đầu năm 2007

Nhận xét: Tỷ lệ sản phẩm loại bỏ ngày càng tăng về phía cuối năm, và tháng 9 đã có tỷ lệ loại bỏ tăng đột biến cao hơn nhiều so với các tháng khác.

3.3 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY

Công ty hiện đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Công ty đã được tổ chức BVQI cấp giấy chứng nhận ISO 9001: 2000 vào tháng 3 năm 2001, từ đó đến nay đã trải qua 2 lần tái đánh giá cấp lại giấy chứng nhận và hiện đang duy trì tốt. Việc áp dụng hệ thống trên luôn đảm bảo công ty có mục tiêu và chính

sách chất lượng rõ ràng và phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Ở mỗi công đoạn của quá trình sản xuất công ty bố trí nhân viên KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm, đối với các sản phẩm không phù hợp với yêu cầu của khách hàng, công ty ưu tiên nhanh chóng tìm ra lỗi và biện pháp khắc phục để đảm bảo cung cấp sản phẩm đúng theo yêu cầu. ISO 9001: 2000 cũng là hệ thống quản lý chất lượng duy nhất mà công ty đang áp dụng.

3.4 TÓM TẮT CHƯƠNG III

Trong chương này sinh viên giới thiệu chung về công ty cổ phần Giấy Viễn Đông và các ngành nghề kinh doanh chính. Tiếp theo đó là xưởng in Offset 1 về cơ cấu tổ chức cũng như các mặt hàng chính của xưởng. Ngoài ra sinh viên cũng đã tìm hiểu và trình bày về quy trình công nghệ in Offset, các bước thực hiện và trách nhiệm ở mỗi bộ phận trong quá trình in. Sinh viên giới thiệu qua về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2007 và hoạt động quản lý chất lượng tại công ty. Với việc hiểu biết về quy trình sản xuất, nhân lực và các điểm chính về xưởng sẽ giúp cho sinh viên xây dựng kế hoạch triển khai 5S tốt hơn và phù hợp hơn với điều kiện của xưởng.

CHƯƠNG IV

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 5S

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết 5S, tìm hiểu tài liệu và quan sát thực tế tại xưởng, sinh viên thiết kế chương trình 5S có thể chia ra làm 7 phần chính như sau:

1. Tổng quan về môi trường làm việc tại xưởng 2. Các bước chuẩn bị 3. Thực hiện sàng lọc 4. Thực hiện sắp xếp 5. Thực hiện sạch sẽ 6. Thực hiện săn sóc 7. Thực hiện sẵn sàng

Quá trình triển khai sẽ bám theo các kế hoạch đề ra, có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế tại xưởng.

4.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI XƯỞNG

Như đã trình bày ở trên, mặt hàng của xưởng rất đa dạng và thay đổi liên tục, trong một lúc thì có thể gia công rất nhiều sản phẩm khác nhau. Thêm vào đó, các sản phẩm qua rất nhiều công đoạn gia công. Vì thế trong xưởng hầu như trong xưởng tồn tại rất nhiều bán thành phẩm, thành phẩm, các sản phẩm lỗi và các sản phẩm bị trả về. Cùng với đó, mặt bằng xưởng không tương xứng với quy mô sản xuất hiện tại, mặt bằng bố trí chưa hợp lý, môi trường làm việc nóng và nhiều tiếng ồn làm cho tình trạng rất lộn xộn và cản trở cho việc sản xuất đạt năng suất và chất lượng tốt nhất có thể. Vì thế việc bố trí hợp lý, sắp xếp bán thành phẩm, thành phẩm và mọi thứ khác ngăn nắp, vệ sinh xưởng sạch sẽ hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình trên. Sau đây là một số miêu tả và hình ảnh tiêu biểu về tình trạng hiện tại của xưởng ở một số khu vực cụ thể:

• Khu văn phòng

Khu vực văn phòng bố trí khá hợp lý và sạch sẽ, do công ty đã thực hiện ISO nên việc lưu trữ và sắp xếp tài liệu có hệ thống và khá rõ ràng. Hàng ngày đều có nhân viên vệ sinh lau dọn nên khá thoáng mát. Tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm tồn tại: diện tích nhỏ, có quá nhiều bàn ghế, việc bố trí kệ đựng mẫu sản phẩm và mực in còn lộn xộn. Vì thế gây trở ngại cho mọi người trong việc tìm kiếm và cất giữ các vật dụng đúng vị trí. Nhưng nhìn chung khu vực văn phòng như vậy là ổn, không có nhiều vấn đề, chỉ

cần khắc phục được một số nhược điểm trên thì môi trường thật sự sạch đẹp và thuận

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 5S tại xưởng In Offset- Công ty cổ phần giấy Viễn Đông (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w