0
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Quá trình chuẩn bị

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, TRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI XƯỞNG IN OFFSET- CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỄN ĐÔNG (Trang 83 -83 )

5.1.1 Cam kết của ban lãnh đạo

Trong quá trình thực tập tại công ty, sinh viên đã được gặp Giám đốc điều hành và trình bày ý tưởng triển khai 5S tại công ty. Dựa trên nhu cầu thực tế tại công ty và nhận thức được những lợi ích mà 5S mang lại, Giám đốc điều hành đã quyết định triển khai thí điểm chương trình 5S tại xưởng in Offset 1, là một trong 4 xưởng sản xuất của công ty, nếu việc triển khai thành công và thu được kết quả mong đợi thì sẽ tiến hành sang các xưởng còn lại trong công ty. Trong cuộc họp Giao ban, Giám đốc điều hành đã thông báo về quyết định triển khai 5S tại xưởng in Offset 1 và yêu cầu sự giúp đỡ hỗ trợ của các thành viên trong ban quản lý của công ty để chương trình được triển khai thuận lợi. Giám đốc quyết định chỉ đạo ông Lê Văn Dũng- Giám đốc kỹ thuật công nghệ và bà Hoàng Thị Phượng- Giám đốc sản xuất và Ban quản đốc xưởng in Offset 1 sẽ là người hỗ trợ chính và đóng góp ý kiến cho sinh viên về kế hoạch triển khai chương trình.

Bảng 5.1 Phân công công việc Ban chỉ đạo 5S

Chức vụ Thành viên Công việc thực hiện

Thành viên Ban lãnh đạo 1. Hoàng Thị Phượng (GĐSX) 2. Lê Văn Dũng (GĐCN- KT-Trưởng Ban ATLĐ)

• Cam kết thực hiện 5S

• Chỉ đạo chung về quá trình thực hiện

• Hỗ trợ quyết định về tài chính và nhân sự cho chương trình 5S Điều hành và kiểm soát 1. Trần Duy Bảo (QĐ) (Nhóm 1) 2. Nguyễn Hồng Quyền (P. QĐ) (Nhóm 2) 3. Nguyễn Thị Kim Cúc (sinh viên thực tập)

• Điều hành hướng dẫn, theo dõi kiểm soát và đánh giáquá trình thực hiện công việc 5S tại khu vực quy định.

• Nhóm1: Phụ trách khu vực Máy in và máy UV

• Nhóm 2: Phụ trách khu vực máy bế và khu kiểm phẩm.

Điều phối Phòng nhân sự hành chính

• Lập kế hoạch thi đua và khen thưởng

• Chịu trách nhiệm công tác tuyên truyền cho chương trình

Sinh viên được tìm hiểu về công việc sản xuất tại công ty, tham khảo về tình hình nhân sự tại công ty để phục vụ cho việc phân công công việc và phân chia trách nhiệm cho mỗi thành viên trong xưởng. Đồng thời sinh viên quan sát, tham khảo ý kiến của công nhân về môi trường làm việc hiện tại cũng như những khó khăn, những chính sách của công ty đối với nhân viên để có những đề xuất hợp lý hơn và có sự bố trí thuận lợi nhất cho người công nhân. Sau khi đã có bản kế hoạch nháp sinh viên tham khảo ý kiến của Ban quản đốc để chỉnh sửa cho hợp lý và phù hợp nhất. Ông Lê Văn Dũng là người đọc bản kế hoạch cuối cùng và quyết định triển khai 5S như kế hoạch đã đề ra.

5.1.3 Thực hiện đào tạo chương trình 5S

Sinh viên là người chịu trách nhiệm chính trong việc soạn ra chương trình đào tạo cho toàn bộ nhân viên trong xưởng (Xem phụ lục 5 chương trình đào tạo). Sinh viên tiến hành chụp ảnh thực tế tại xưởng và chiếu lên trong ngày đào tạo để mọi người cùng xem và thảo luận. Buổi đào tạo diễn ra vào 14h30 thứ 5 ngày 6 tháng 12 năm 2007 tại phòng họp công ty với sự tham gia của 49 nhân viên trong xưởng, toàn bộ thành viên ban Quản đốc, cô Hoàng Thị Phượng- Giám đốc sản xuất, chú Lê Văn Dũng – Trưởng Ban An toàn lao động. Một số công nhân không tham gia được vì đang bận chạy máy, số công nhân đó sẽ được Quản đốc phổ biến lại nội dung của cuộc họp. Trong buổi đào tạo mọi người đã được biết các khái niệm 5S là gì, những lợi ích mà nó mang lại để hiểu thêm về 5S. Sau đó mọi người được xem các hình ảnh thực tế tại xưởng và đi vào chi tiết chúng ta sẽ tiến hành 5S như thế nào, sinh viên dựa vào các hình ảnh để chỉ cho công nhân thấy được các chỗ sai và hướng dẫn họ cách khắc phục đối với từng S. Tiếp theo công nhân được phát cho các bảng phân công công việc trong ngày tổng vệ sinh như kế hoạch để mọi người biết được các công việc của mình và trưởng nhóm phụ trách mình. Cuối cùng là phần mọi người cùng thảo luận, trình bày những khó khăn cũng như đưa ra những ý kiến cho chương trình được triển khai tốt hơn. Ban quản đốc là người trả lời các câu hỏi cũng như thắc mắc của công nhân, khuyến khích nhân viên trong xưởng quyết tâm thực hiện tốt và tuyên bố kết thúc buổi họp. Sau đây là một vài hình ảnh trong ngày đào tạo:

Hình 5.1 Hình ảnh (1) ngày đào tạo tại công ty

Chú Lê Văn Dũng phát biểu mở đầu buổi đào tạo và cam kết thực hiện 5S trước toàn thể nhân viên trong xưởng.

Hình 5.2 Hình ảnh (2) ngày đào tạo tại công ty.

Sinh viên trình bày về 5S trước toàn thể nhân viên xưởng và Ban quản đốc xưởng.

5.1.4 Chuẩn bị cho ngày tổng vệ sinh

Sau ngày đào tạo, về phía công nhân đã biết được các trưởng nhóm và công việc mình phải thực hiện trong ngày tổng vệ sinh, về phía công ty thì chuẩn bị các vật dụng vệ sinh cần thiết như các loại chổi, giẻ lau, ki hốt rác… để phục vụ cho việc vệ sinh, kết hợp với đó là chuẩn bị khẩu hiệu tuyên truyền cho 5S do phòng hành chính nhân sự đảm trách theo khẩu hiệu đã thiết kế. Ban 5S quyết định chọn thứ 7 ngày 8 tháng 12 (sau ngày đào tạo 2 ngày) để tiến hành tổng vệ sinh xưởng kết hợp với thực hiện 3S đầu tiên. Sau đây là hình ảnh khẩu hiệu tuyên truyền tại xưởng và văn phòng xưởng:

Hình 5.3 Hình khẩu hiệu 5S tại khu vực sản xuất

Khẩu hiệu 5S bao gồm một câu khẩu hiệu quyết tâm thực hiện 5S và một bản nhắc nhở 5S là gì, được dán trên tường ngay chính giữa xưởng để mọi người cùng nhìn thấy.

Hình 5.4 Hình khẩu hiệu 5S tại khu vực văn phòng xưởng.

Khu vực văn phòng xưởng chỉ treo câu khẩu hiệu 5S để luôn nhắc nhở Ban quản đốc quyết tâm thực hiện tốt 5S.

5.2 TIẾN HÀNH TỔNG VỆ SINH

Như kế hoạch đã đề ra đúng 2h30 thứ 7 ngày 8 tháng 12 xưởng đã ngưng làm việc sớm và tiến hành tổng vệ sinh trong toàn bộ khu vực xưởng. Việc tiến hành tổng vệ sinh có sự tham gia của Ban quản đốc xưởng và toàn bộ nhân viên trong xưởng theo đúng công việc được phân chia trong bảng kế hoạch. Việc tổng vệ sinh kết hợp với việc thực hiện 3S đầu tiên.

5.2.1 Tiến hành sàng lọc

Đầu tiên là mọi người tiến hành sàng lọc, loại bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi khu vực xưởng như các loại sản phẩm cũ, hư, các thiết bị vật dụng không còn dùng nữa… Sau đây là các hình ảnh triển khai của bước sàng lọc:

Hình 5.5 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc khuôn bế Trước khi sàng lọc: Có rất nhiều khuôn bế

không còn dùng nữa nhưng vẫn đặt chung với các khuôn bế còn đang sử dụng, gây ra lộn xộn và nhầm lẫn cho công nhân

Sau khi sàng lọc: Chỉ còn lại những khuôn bế còn sử dụng và cần thiết, chúng được xếp ngay ngắn để thuận lợi cho việc lấy sử dụng.

Hình 5.6 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc tại kệ mẫu sản phẩm

Hình 5.7 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc tại khu vực kiểm phẩm

Việc sàng lọc được tiến hành thuận lợi và thu được một số thành quả: không gian thoáng hơn, nơi làm việc không còn bừa bộn như trước. Thế nhưng việc sàng lọc cũng không tiến hành triệt để như mong muốn bởi mặt bằng xưởng còn hạn chế chưa có vị trí

Trước khi sàng lọc: Có rất nhiều mẫu sản phẩm cũ, không còn sử dụng nhưng vẫn còn trên kệ. Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm bị hư, lỗi vẫn để chung vào các mẫu tốt

Sau khi sàng lọc: Loại bỏ ra các mẫu sản phẩm cũ, sản phẩm hư ra khỏi kệ. Trên kệ chỉ còn lại các sản phẩm cần thiết và chúng được xếp ngay ngắn và được quét dọn sạch bụi

Trước khi sàng lọc: Có rất nhiều sản phẩm hư,

sản phẩm lỗi để tại mặt bằng xưởng làm choáng không gian và sắp xếp cao dễ đổ gây nguy hiểm cho người công nhân.

Sau khi sàng lọc: Đãloại bỏ đi các sản phẩm hư, sản phẩm lỗi, làm mặt bằng thông thoáng hơn và không gây cản trở đường đi.

để đặt các máy móc không còn sử dụng nên chúng vẫn còn ở vị trí cũ, làm mặt bằng sản xuất xưởng chưa được giải phóng hoàn toàn. Đây là một việc quan trọng mà xưởng đang tìm hướng giải quyết để nơi làm việc thực sự chỉ có những thứ cần thiết.

5.2.2 Tiến hành sắp xếp

Sau đã sàng lọc những thứ không cần thiết, công nhân bắt đầu sắp xếp các vật dụng theo kế hoạch đề ra. Xưởng đã bố trí một kệ đựng các vật dụng dùng trong sản xuất: cân, băng keo, dây băng, kéo… và dọn dẹp một tủ trống cho nhân viên đựng đồ dùng cá nhân chứ không cho mang vào nơi làm việc như trước. Đồng thời cho sắp xếp lại khu vực để thùng giấy carton và khu vực để mực in. Các hộp mực nào sắp sử dụng thì được lấy riêng ra và đặt vào một kệ tại khu vực văn phòng xưởng. Sau đây là một số hình ảnh thực tế về việc sắp xếp tại xưởng:

Hình 5.8 Hình trước và sau khi sắp xếp tại khu vực để bán thành phẩm in Trước khi sắp xếp: Bán thành cắt và bán

thành phẩm in đặt lung tung, không gọn gàng và cản trở lối vào khu đặt mẫu sản phẩm

Sau khi sắp xếp: Phân biệt khu vực đặt bán thành phẩm cắt và bán thành phẩm in. Các pellet bán thành phẩm được xếp ngay ngắn gọn gàng, không lấn ra lối đi và không ngăn lỗi vào khu đặt mẫu sản phẩm

Hình 5.9 Hình trước và sau khi sắp xếp kệ đựng hộp màu in

Hình 5.10 Hình trước và sau khi sắp xếp khu vực đặt thùng giấy

Sau khi sắp xếp xưởng gọn gàng ngăn nắp hơn, không gian làm việc thoáng hơn… Thế nhưng có một vài việc mà xưởng chưa thực hiện được: Vẽ vị trí nơi đặt xe nâng, vị trí đặt dụng cụ vệ sinh…

5.2.3 Tiến hành sạch sẽ

Sau đã sàng lọc và sắp xếp lại mọi thứ ngăn nắp, mọi người bắt đầu tổng vệ sinh, lau chùi máy móc và phân xưởng. Công việc được tiến hành như bảng phân công công việc được phát ra cho mọi người. Mọi người đều thực hiện tốt công việc mà mình phụ trách: lau cửa sổ, quét mạng nhện, lau máy móc, lau bụi, lau sàn nhà … Sau đây là một vài hình ảnh mô tả thực tế việc vệ sinh tại xưởng:

Trước khi sắp xếp: Các hộp màu được đặt sẵn trong thùng, khi cần sử dụng thì lấy, nhưng kệ đựng màu in có rất nhiều các hộp màu cũ, đang sử dụng dở dang lẫn lộn với các hộp màu mới chưa sử dụng nên làm mất thời gian tiềm kiếm và dễ gây lẫn lộn.

Sau khi sắp xếp: Các thùng màu được sắp xếp lại theo tính chất cũ mới. Các hộp màu được sử dụng trong tuần được công ty bố trí một kệ riêng đặt trong văn phòng xưởng theo màu mực rất tiện cho việc sử dụng.

Trước khi sắp xếp: Các thùng giấy đặt lộn xộn, không theo chủng loại kích thước, không có lối vào phía trong nên gây khó khăn cho người công nhân trong việc tìm kiếm cũng như lấy thùng giấy để sử dụng

Sau khi sắp xếp: Các thùng giấy được xếp ngay ngắn gọn gàng, theo chủng loại, đặc biệt là đã tiết kiệm một diện tích khá lớn cho xưởng.

Hình 5.11 Hình trước và sau khi làm vệ sinh tại khu sản xuất

Hình 5.12 Hình trước và sau khi vệ sinh máy bế

Công việc vệ sinh diễn ra tốt đẹp và có sự tham gia tích cực của mọi người, và cũng đã thu được một số thành quả: máy móc sạch sẽ, sàn nhà không còn rác, trần nhà không còn mạng nhện giăng…, thế nhưng cũng có một số công việc mà xưởng chưa thực hiện được như kế hoạch: sơn lại các chỗ máy bị trầy xước, bị mờ…

5.2.4 Duy trì việc vệ sinh hàng ngày

Sau ngày tổng vệ sinh, hàng ngày mọi người đều dành 5 phút đầu ngày và 10 phút cuối ngày để làm vệ sinh theo công việc được phân công. Trong 5 phút đầu ngày thường là mọi người quét sàn nhà, dọn dẹp các vật dụng còn lại của ngày hôm trước và chuẩn bị các vật dụng cho ngày làm việc mới. Trong 10 phút cuối ngày mọi người tiến hành vệ sinh kỹ hơn như lau chùi máy móc, sắp xếp mọi thứ về đúng vị trí của nó, quét nhà sắp xếp lại các loại bán thành phẩm và thành phẩm ngăn nắp. Vào cuối tuần xưởng dành ra 30 phút cuối để tổng vệ sinh kỹ hơn kết hợp với việc lau sàn nhà và cửa sổ. Việc duy trì vệ sinh hàng ngày tiến hành khá tốt, góp phần vào giữ vệ sinh chung của xưởng.

5.3 TÓM TẮT CHƯƠNG V

Trong chương này sinh viên đã trình bày quá trình triển khai cụ thể chương trình 5S tại xưởng, và đi qua các bước như chuẩn bị và tiến hành triển khai 3S đầu tiên. Qua mỗi bước sinh viên đều có chụp hình để so sánh đối chiếu sự khác biệt trước và sau khi triển

Trước khi vệ sinh: Trên sàn nhà, duới các pallet có rất nhiều tai bế và giấy vụn nên nhìn không gian rất bừa bộn.

Sau khi vệ sinh: Sàn nhà, pallet được quét và lau bằng nước sạch sẽ, không gian nhìn thoáng và mát mẻ.

Trước khi vệ sinh: Các máy bế bám rất bụi và vết dầu mỡ, dưới gầm máy cũng có rất nhiều tai bế và dầu mỡ chảy từ máy xuống.

Sau khi vệ sinh: Nhân viên đã dùng dầu hôi tẩy rửa các vết dầu mỡ và lấy hết các tai bế dưới gầm máy, kiểm tra lại chỗ dầu chảy ra và khắc phục.

khai ở từng S. Việc ghi nhận lại kết quả triển khai này là bằng chứng để sinh viên tiến hành các kết quả đạt được để có những đề xuất cải tiến.

CHƯƠNG VI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI 5S

Trong phần đánh giá kết quả triển khai này, sinh viên căn cứ trên kết quả mà xưởng thực hiện được 3S đầu tiên trong ngày tổng vệ sinh và các Bảng đánh giá triển khai từng S đã thiết kế trong chương IV để tiến hành đánh giá kết quả triển khai 3S đầu tiên. Tiếp theo đó là đánh giá cảm nhận của nhân viên về chương trình để biết được nhận thức của họ về chương trình.

6.1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI 3S ĐẦU TIÊN 6.1.1 Đánh giá kết quả thực hiện sàng lọc 6.1.1 Đánh giá kết quả thực hiện sàng lọc

Trong ngày tổng vệ sinh, sau bước sàng lọc, sinh viên dựa trên Bảng đánh giá sàng lọc đã thiết kế để đánh giá các kết quả đạt được của bước này. Sinh viên sẽ đánh dấu X vào các mục “đạt” hay “không đạt” cho các kết quả thực hiện đó.(Xem Phụ lục 5 Bảng kết quả đánh giá sàng lọc)

Như kết quả đánh giá cho thấy xưởng đã thực hiện tốt công việc sàng lọc. Các loại vật dụng không cần thiết hầu như đã được loại bỏ khỏi nơi làm việc như các vật dụng hư cũ không sử dụng được hay các vật dụng dư thừa. Chỉ có máy móc là chưa tiến hành thanh lý được vì chúng còn trong thời gian khấu hao, mặc khác hiện tại mặt bằng xưởng chưa thể bố trí một vị trí để tập hợp các máy móc đó được vì vậy chúng vẫn còn để nguyên chỗ cũ. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, xưởng đã thực hiện được các kế hoạch đề ra và bước sàng lọc như vậy là đã tiến hành khá tốt, mặt bằng thông thoáng và rộng rãi hơn, góp phần vào cải thiện môi trường làm việc tại xưởng.

6.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện sắp xếp

Cũng tương tự như việc đánh giá ở bước sàng lọc, sinh viên cũng dựa trên Bảng đánh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, TRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI XƯỞNG IN OFFSET- CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỄN ĐÔNG (Trang 83 -83 )

×