Đánh giá cảm nhận của nhân viên về việc triển khai chương trình 5S

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 5S tại xưởng In Offset- Công ty cổ phần giấy Viễn Đông (Trang 94 - 97)

Ngoài việc đánh giá kết quả thực hiện đạt được ở từng S, sinh viên còn thiết kế Bảng câu hỏi để đánh giá cảm nhận của nhân viên về chương trình 5S kết hợp với phỏng vấn ý kiến của một số nhân viên trong xưởng. Bản câu hỏi và câu hỏi phỏng vấn được thiết kế để đánh giá về sự hiểu về chương trình, mức độ phức tạp khi thực hiện hay những thay đổi mà họ cảm nhận được từ chương trình trong các giai đoạn như đào tạo, triển khai và kết quả đạt được. (Xem phụ lục 4 Bảng câu hỏi)

Bảng câu hỏi được phát ra cho 54 nhân viên trong xưởng và thu hồi được 49 bảng, kết quả thể hiện ở Bảng 6.1.

Bảng 6.1 Bảng kết quả đánh giá cảm nhận của nhân viên

Câu hỏi Câu trả lời Kết quả

Câu 1: Anh chị có tham gia vào chương trình đào tạo không?

Có 47

Không 2

Câu 2: Anh chị hiểu như thế nào về chương trình 5S? Rất không hiểu 0 Không hiểu 0 Bình thường 2 Hiểu 45 Rất hiểu 2 Câu 3: Anh chị cảm thấy quy cách triển khai 5S

trong công ty như thế nào?

Rất phức tạp 0 Phức tạp 1 Bình thường 18 Đơn giản 30 Rất đơn giản 0 Câu 4: Anh chị cảm thấy việc phân công công

việc như thế nào?

Rất không hợp lý 0 Không hợp lý 0 Bình thường 5 Hợp lý 34 Rất hợp lý 10 Câu 5: Anh chị cảm thấy môi trường làm việc

như thế nào sau khi triển khai 5S?

1. Mức độ an toàn Giảm Bình thường 360

Tăng 13

2. Mức độ thông thoáng Giảm Bình thường 100

Tăng 39

3. Mức độ ngăn nắp/thuận tiện Giảm Bình thường 140

Tăng 35

Bình thường 5

Tăng 44

Câu 6: . Anh chị cảm thấy kết quả công việc như thế nào so với trước đây?

1. Mức độ nhanh chóng Giảm Bình thường 363

Tăng 10

2. Năng suất Giảm 4

Bình thường 35

Tăng 10

Từ kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy như sau:

• Đa số mọi người (96%) đều tham gia chương trình đào tạo về 5S và mọi người đều hiểu về chương trình.

• 60% nhân viên cho rằng cách triển khai chương trình chương trình 5S trong xưởng là đơn giản, 37% cho rằng bình thường, còn lại 3% cho rằng cách triển khai như vậy là phức tạp.

• 69% nhân viên cho rằng việc phân công công việc như vậy là hợp lý, 21% cho rằng rất hợp lý và 10% cho rằng bình thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Về mức độ an toàn, 73% cho rằng mức độ an toàn không tăng lên so với trước khi triển khai, 27% cho rằng mức độ an toàn có tăng lên.

• Về mức độ thông thoáng, 79% cho rằng mặt bằng xưởng thông thoáng hơn so với trước, còn lại 21% cho rằng mức độ thông thoáng vẫn không tăng lên.

• Về mức độ ngăn nắp, thuận tiện 71 % cho rằng có tăng lên, 29% cho rằng nó vẫn duy trì như trước khi triển khai.

• Về mức độ sạch sẽ, 90% nhân viên cho rằng mặt bằng xưởng sạch sẽ hơn, 10% còn lại thì đánh giá là vẫn bình thường như trước.

• Về mức độ nhanh chóng khi thực hiện công việc hàng ngày, 73% nhân viên cho rằng nó vẫn duy trì so với trước, chỉ có 20% cho rằng có tăng lên và có 7% cho rằng mức độ còn giảm đi.

• Về năng suất công việc, có 71% cho rằng năng suất vẫn như cũ, 20% cho rằng năng suất có tăng, nhưng cũng có 9% cho rằng nó giảm xuống so với trước.

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy về quy cách triển khai như chương trình đào tạo, phân công công việc hay các bước triển khai đã được các kết quả mong muốn, các kết quả về mức độ cảm quan môi trường như mức độ thông thoáng hay thuận tiện, ngăn nắp, sạch sẽ cũng đạt được những kết quả tích cực ban đầu. Thế nhưng về kết quả đạt được như mức độ an toàn, những lợi ích về năng suất của chương trình 5S thì chúng ta chưa thấy. Đa số mọi người đều cho rằng mức độ an toàn hay năng suất không thay đổi nhiều so với trước, đôi khi còn giảm so với trước.

Từ những kết quả sinh viên tiến hành quan sát, phỏng vấn Ban quản đốc xưởng và một số nhân viên trong xưởng thì có thể đưa ra nguyên nhân như sau: đây là giai đoạn đầu của quá trình thực hiện nên mọi người chưa quen với những thay đổi của các nhiệm vụ mới nên dành thời gian nhiều hơn cho việc vệ sinh và còn lúng túng trong một số công việc vì vậy mà năng suất không tăng lên. Mặt khác, chương trình cũng chưa tạo được những sự thay đổi lớn như thay đổi về cách bố trí mặt bằng, thay đổi cách làm việc hay đầu tư trang thiết bị mới nên cũng chưa thể tạo ra những sự thay đổi về năng suất cũng như cách vận hành các công việc. Như vậy, chúng ta thấy chương trình chỉ mới cải tạo về môi trường làm việc mà chưa có sự thay đổi lớn đáng kể, vì vậy nếu công ty thực sự đầu tư và quyết tâm hơn nữa thì chương trình sẽ đạt được nhiều kết quả hơn nữa.

6.3 TÓM TẮT CHƯƠNG VI

Chương này sinh viên tập trung vào đánh giá kết quả của 3S đầu tiên và đánh giá cảm nhận của nhân viên về chương trình. Qua đánh giá đã nhận thấy được các kết quả đạt được cũng như những cái mà xưởng chưa làm được. Về 3S đầu tiên so với các yêu cầu đặt ra là xưởng đã thực hiện tốt, còn về cảm nhận của nhân viên thì đều cho rằng mặt bằng có thông thoáng và ngăn nắp hơn, thế nhưng mức độ an toàn và năng suất thì chưa tăng. Việc đánh giá này sẽ giúp cho xưởng nhìn nhận được các vấn đề còn lại và có những hướng cải tiến thích hợp.

CHƯƠNG VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 5S tại xưởng In Offset- Công ty cổ phần giấy Viễn Đông (Trang 94 - 97)