Dựa vào tình hình thực tế tại xưởng, để đảm bảo mọi thứ đều được vệ sinh sạch sẽ, sinh viên đưa ra một số công việc cần thực hiện đối với mỗi hạng mục như sau:
•Đối với sàn và trần nhà, cửa sổ : Quét mạng nhện trần nhà và lau sạch cửa sổ, đặc biệt là phải cạo sạch các vết băng keo dán trên cửa sổ. Đối với sàn nhà thì quét dọn các mảnh vụn, giấy, rác, lau chùi bụi và các vết dầu mỡ. Công việc lau chùi, quét dọn này phải được duy trì thường xuyên, hàng ngày.
•Đối với máy móc thiết bị, dụng cụ: Lau chùi sạch các vết dầu mỡ trên thân máy, và dưới gầm máy và làm sạch các bề mặt thiết bị. Ví dụ như máy bế, máy in offset là cần được vệ sinh vì chúng có rất nhiều vết dầu mỡ và bị bám bụi. Đồng thời sơn lại những chỗ bị bong tróc, những dấu hiệu nguy hiểm, những dấu hiệu vận hành nhằm tạo thuận lợi cho thao tác của người công nhân. Các loại cân như cân bàn, cân trọng lượng giấy phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bề mặt cân để tránh sự nhầm lẫn cho người sử dụng.
•Đối với các kệ, tủ, bàn ghế: Sơn phết lại kệ tủ đã bị cũ, bị trầy như tủ đựng sản phẩm in, hay tủ đựng mực in. Thường xuyên lau chùi quét bụi, giấy rác.
•Đối với dụng cụ vệ sinh: Phải đặt ở vị trí rõ ràng và phải được thu gom hàng ngày để tránh tình trạng giấy, giẻ lau đổ ra bên ngoài như hiện tại, đồng thời người công nhân cũng phải có ý thức trong việc vứt rác, giấy vào giỏ rác, khi vứt phải cẩn thận để chúng không đổ ra sàn nhà. Điều đó thể hiện tinh thần hợp tác, tính kỷ luật của mỗi người công nhân.
•Bản thân người công nhân: Việc vệ sinh sạch sẽ không chỉ thể hiện ở bản thân dụng cụ máy móc hay mặt bằng xưởng mà còn ngay chính ở bản thân người công nhân. Vì vậy khi làm việc người công nhân phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, luôn mặc đồng phục và đồ bảo hộ, khẩu trang sạch sẽ, lành lặn.