Đối với Sacombank Cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 102 - 104)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

6.2.3.Đối với Sacombank Cần Thơ

- Sacombank nên cử cán bộ có chuyên môn khảo sát kỹ đặc điểm kinh tế - xã hội và xu hướng phát triển của thành phố trong thời gian tới một cách chính xác và khoa học. Từ đó chi nhánh đề ra kế hoạch tiếp thị, đi sâu vào từng đối tượng, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng ngành nghề phù hợp với chính sách tín dụng chung của hệ thống.

- Chi nhánh nên tích cực trong việc triển khai các dịch vụ đi kèm hoạt động tín dụng nhằm thu được nhiều lợi nhuận, đồng thời hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Chỉ những khách hàng gắn bó với ngân hàng càng nhiều sản phẩm dịch vụ thì việc kiểm soát tín dụng mới càng chặt chẽ và hiệu quả.

- Đối với lĩnh vực cho vay ngắn hạn, ngân hàng nên tập trung sử dụng phần vốn huy động ngắn hạn, không kỳ hạn nhằm phát huy được hiệu quả hoạt động. Vì vốn huy động ngắn hạn và vốn tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất huy động thấp. Do đó, nếu tập trung cho vay ngắn hạn sẽ đạt hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất hơn.

- Sacombank nên giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng thực hiện nhằm phát huy năng lực của từng nhân viên. Tuỳ từng người có khả năng, biện pháp tiếp thị, thu hút khách hàng nhiều hơn. Mặt khác đó cũng là cách đưa sản phẩm Sacombank đến với công chúng hiệu quả nhất.

- Sacombank cần phát huy hơn nữa các sản phẩm đặc trưng của chi nhánh như cho vay góp chợ, cho vay cán bộ nhân viên, cho vay lãi cấn trừ... Nhằm thu hút nhiều khách hàng. Sacombank nên đi sâu khai thác, không ngừng hoàn thiện các sản phẩm riêng so với các NHTM khác để khi nhắc tới sản phẩm dịch vụ ngân hàng khách hàng sẽ nhắc đến Sacombank nhiều hơn.

- Chi nhánh cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề về các sản phẩm mới của ngân hàng. Khi khách hàng hỏi tới bất kỳ nhân viên nào cũng có thể giải đáp một cách dễ hiểu cho khách hàng biết, tránh tình trạng khách hàng phải hỏi qua nhiều trung gian.

- Chi nhánh Sacombank Cần Thơ là chi nhánh điển hình, tiêu biểu trong việc tuân thủ các nguyên tắc về giờ giấc làm việc, tác phong ăn mặc, giao tiếp và việc thực hiện các quy chế quy định. Đây là thành công bước đầu trong việc chinh phục khách hàng, tạo dấu ấn đối với khách hàng. Đặc biệt là đối với những khách hàng thường xuyên cần vốn và giao dịch với ngân hàng nhiều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2007, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Trường Đại Học Cần Thơ.

2. Ts. Nguyễn văn Tiến, 2002, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB thống kê, học viện ngân hàng.

3. Ths. Nguyễn Thanh Nguyệt, 2002, Quản trị ngân hàng, ĐHCT. 4. Ts. Bùi Văn Trịnh, 2002, Tiền tệ ngân hàng, ĐHCT.

5. PGS - TS. Thái Bá Cần - Ths. Trần Nguyên Nam - Học viện ngân hàng, (2004). “phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, Nhà xuất bản tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 102 - 104)