Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 94 - 95)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

5.2.3.Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng

- Đối với nhóm nợ quá hạn có tài sản đảm bảo, chi nhánh cần ưu tiên xử lý trước + Các khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lý ngay, kiên quyết thu hồi triệt để và xử lý đến nơi đến chốn.

+ Các khoản nợ có khả năng thu một phần thì chi nhánh tiến hành thu dần, động viên khách hàng bán một phần tài sản thế chấp để thanh toán nợ. Ngân hàng sẽ xem xét giảm một phần lãi quá hạn cho khách hàng. Bằng các thủ thuật khác nhau tùy từng loại khách hàng.

- Đối với khách hàng người bảo lãnh có tài sản khác thì ngân hàng cho khách hàng trả dần một thời gian để giảm bớt nợ. Sau đó hoán đổi tài sản bảo đảm có lợi cho ngân hàng thay thế cho tài sản bảo lãnh có giá trị lớn hơn nhưng không thể giải quyết được do người bảo lãnh luôn viện dẫn lý do để trì hoãn. Mặt khác, người bảo lãnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước nên không phát mãi được.

- Đối với các khoản nợ mà khách hàng có khả năng trả nhưng chây ỳ thì cán bộ tín dụng cần phải làm lung lay ý chí chây ỳ bằng cách thường xuyên thăm viếng nhà khách hàng. Đồng thời kết hợp biện pháp cứng rắn bằng cách đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ hoặc làm thủ tục khởi kiện ra pháp luật, tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các

cơ quan pháp luật nhằm thu hồi nợ sớm. Và khi đã xử lý thì phải kiên quyết đến cùng nhằm răn đe các con nợ khác, tránh tình trạng ảnh hưởng dây chuyền về sau.

- Đối với nhóm nợ thực sự khó khăn về tài chính, sản xuất kinh doanh không thể tiếp tục do thiếu vốn, không có đầu ra tiêu thụ sản phẩm, nguồn thu tương lai không có hoặc không đáng kể tùy từng đối tượng có các giải quyết sau:

- Doanh nghiệp gặp khó khăn không trả được nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên qua tìm hiểu doanh nghiệp có một dự án khá tốt nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai. Ngân hàng nên mạnh dạn tài trợ cho dự án để vừa thu được nợ, thu hồi vốn đầu tư và thu thêm được khoản lợi nhuận.

- Tuy nhiên tùy từng trường hợp, nếu khách hàng gặp khó khăn không trả được nợ cho ngân hàng do không tiêu thụ được hàng hóa thì cán bộ tín dụng bằng sự quen biết và kinh nghiệm của mình có thể giúp khách hàng bán hàng. Số tiền bán hàng thu được ngân hàng chỉ thu một phần, phần còn lại để khách hàng trả lương nhân viên và chi phí, duy trì hoạt động.

- Trường hợp khách hàng không có khả năng còn nguồn nào để trả nợ và trông chờ vào nguồn trả nợ của người khác hoặc nguồn viện trợ không hoàn lại từ thân nhân nước ngoài. Trường hợp này cán bộ tín dụng nhờ các mối quan hệ sẵn có để kiên trì “mai phục”, chớp thời cơ đòi nợ khi khách hàng có tiền.

- Đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo

+ Đánh giá một cách toàn diện tình hình nợ quá hạn để tổng hợp lại số lượng khách hàng chuyển công tác, thôi việc hoặc chết, bỏ trốn... Để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Đồng thời tiến hành làm việc nghiêm túc đối với các bên hữu quan ký hợp đồng liên kết nhưng chưa thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm ghi trong hợp đồng đã ký. Ngân hàng tiến hành đề nghị xử lý lên đơn vị chủ quản cấp trên.

+ Mặt khác ngân hàng cần liên kết với chính quyền địa phương yêu cầu phong tỏa nhà ở hoặc tài sản của khách hàng, tránh tình trạng mất vốn có thể xảy ra đối với hoạt động cho vay tín chấp này.

- Đối với những hộ nghèo, nguồn trả nợ thấp nhưng có thiện chí trả nợ, ngân hàng nên giảm lãi cho họ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 94 - 95)