Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 80 - 86)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

4.2.3.3.Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank

theo mục đích sử dụng vốn (Bảng 07)

Bảng 07: nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn

(Nguồn: phòng kế toán và quỹ)

Biểu đồ 05: nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

a. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của cá nhân luôn tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng không thể lườn trước hết được. Do những biến động bất thường của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa hội nhập như hiện nay, khi môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Mặc dù lĩnh vự sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng nhưng nó cũng mang lại rủi ro cao nếu như ngân hàng không giám sát chặt chẽ mục đích cũng như tình hình

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền % Số tiền % SXKD 1.240 1.058 548 -182 -14,68 -510 -48,20 Phục vụ Đ. Sống 963 557 267 -406 -42,16 -290 -52,06 Nông nghiệp 559 427 217 -132 -23,61 -210 -49,18 Tổng 2.762 2.042 1.032 -720 -26,07 -1010 -49,46

sử dụng nợ của khách hàng. Nợ quá hạn ngắn hạn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh qua 03 năm luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các lĩnh vực còn lại. Năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn là 1.240 triệu đồng, chiếm đến 44,90% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng. Sang năm 2006 con số này giảm xuống còn 1.058 triệu đồng, giảm xuống 14,68% so với năm 2005 chiếm 51,81% tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng trong năm 2006. Năm 2006, nợ quá hạn ngắn hạn giảm xuống so với năm 2005 là do trong năm này doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp giảm, ngân hàng đã áp dụng chính sách quản lý rủi ro chặt chẽ đối với các đối tượng khách hàng. Đặc biệt là áp dụng chính sách thu hồi nợ, các khoản nợ đến hạn, nợ điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn, nợ quá hạn, nợ đã khởi kiện được quản lý, theo dõi, đôn đốc thu hồi một cách chặt chẽ. Áp dụng chính sách giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng, tổng dư nợ cho vay cộng với số dư bao thanh toán đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Do đó làm cho nợ quá hạn ngắn hạn trong lĩnh vực này tăng lên.

b. Trong lĩnh vực phục vụ đời sống

Đa số người dân vay ngắn hạn để phục vụ cho đời sống của mình, tuy lĩnh vực này chiếm tỷ lệ không lớn như trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng nợ quá hạn của nó cũng cần phải được quan tâm đúng mức nhằm hạn chế tổng rủi ro tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Năm 2005, nợ quá hạn ngắn hạn trong lĩnh vực phục vụ đời sống là 963 triệu đồng, sang năm 2006 con số này giảm xuống chỉ còn 557 triệu đồng, giảm 42,16% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2006 ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này, do giá cả hàng hoá tăng cao. Do đó nợ quá hạn cũng giảm xuống cùng với doanh số cho vay. Sang năm 2007, do tình hình kinh tế tương đối ổn định, nhà nước tăng lương cho cán bộ công nhân viên, cuộc sống của người dân được cải thiện hơn so với năm 2006 do đó ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay đối với lĩnh vực này, đồng thời áp dụng chính sách tín dụng chặt chẽ hơn nên nợ quá hạn ngắn hạn đối với lĩnh vực phục vụ đời sống giảm xuống chỉ còn 267 triệu đồng, giảm xuống đáng kể so với năm 2006. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong chính sách quản lý tín dụng của ngân hàng.

Đơn vị tính: triệu đồng

Thông thường nông dân đi vay để phục vụ cho một mùa vụ sản xuất, sau khi thu hoạch nông dân sẽ trả nợ vay cho ngân hàng. Đến mùa vụ tiếp theo họ lại đến ngân hàng vay vốn phục vụ cho mùa vụ mới. Do đó phần lớn nông dân vay vốn ngắn hạn chứ ít vay dài hạn. Năm 2005, nợ quá hạn ngắn hạn trong lĩnh vực nông nghiệp là 559 triệu đồng, chiếm 20,24% tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Sang năm 2005 con số này chỉ còn 427 triệu đồng, giảm 23,61% so với năm 2005. Mặc dù trong năm này tịnh hình sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn, dịch rầy nâu, bệnh đốm trắng hoành hành, trong chăm nuôi thì gặp phải dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng... Nhưng ngân hàng vẫn thể hiện được khả năng chống chịu được rủi ro rất tốt của mình, ngân hàng hạn chế cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, áp dụng biện pháp xử lý nợ quá hạn một cách chặt chẽ, xử lý các khoản vay của khách hàng. Theo dõi, giám sát, kiểm tra, nếu phát hiện khách hàng có vi phạm cán bộ tín dụng phải lập tờ trình xin cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp xử lý kịp thời. Sang năm 2007, giá cả các nguyên vật liệu đầu vào có phần ổn định hơn, dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch rầy nâu, bệnh đốm trắng có phần lắng xuống do đó nông dân đã giảm bớt được khó khăn, gia tăng vay vốn ngân hàng để sản xuất và gia tăng thu nhập do đó có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do đó trong năm này nợ quá hạn ngắn hạn trong lĩnh vực nông nghiệp giảm mạnh chỉ còn 217 triệu đồng, giảm đến 49,18% so với năm 2006.

4.2.3.4. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ Theo thành phần kinh tế (Bảng 08) Theo thành phần kinh tế (Bảng 08)

Bảng 08: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo Thành phần kinh tế

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền % Số tiền % DNNN 117 86 42 -31 -26,50 -44 -51,16 DNTN 189 173 94 -16 -8,47 -79 -45,66 Cá thể 2.456 1.783 896 -673 -27,40 -887 -49,75 Tổng 2.762 2.042 1.032 -720 -26,07 -1.010 -49,46

Biểu đồ 06: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế

a. Doanh nghiệp Nhà Nước

Xu hướng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước tiến dần đến việc cổ phần hóa nhằm giảm bớt gánh nặng quản lý của Nhà Nước, hướng đến nền kinh tế thực sự là nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước không được Nhà nước ưu đãi hỗ trợ như trước nữa. Do đó, trong bước đầu cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh còn nhiều bỡ ngỡ, gặp phải những thất bại. Chính vì thế, còn tình trạng nợ quá hạn khi đi vay ngân hàng. Tuy nền kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhưng ngân hàng đã áp dụng chính sách tín dụng đúng đắn, khiến cho nợ quá hạn của các doanh nghiệp Nhà nước giảm dần. Năm 2005, nợ quá hạn ngắn hạn của các doanh nghiệp Nhà nước là 117 triệu đồng, chiếm 4,24% tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Sang năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn của các doanh nghiệp Nhà nước giảm xuống chỉ còn 86 triệu đồng, một con số giảm đáng kể. Nguyên nhân là do ngân hàng áp dụng chính sách quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Kiểm tra cẩn thận hơn đối với các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp và các báo cáo chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay. Ngân hàng lập bảng theo dõi quá trình cho vay, trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng tham khảo các thông tin liên quan đến khách hàng từ các phương tiện thông tin đại chúng các thông tin bên ngoài khác có liên quan đến khách hàng, và lấy thông tin từ chính khách hàng. Ngoài ra, trong năm 2006, doanh số cho vay

2006 đã giảm xuống. Sang năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn lại tiếp tục giảm xuống một mức đáng kể, trong năm này nợ quá hạn giảm đến 51,16% so với năm 2006, tức là giảm xuống còn 42 triệu đồng. Nợ quá hạn ngắn hạn giảm một phần là do chính sách tín dụng của ngân hàng tiếp tục phát huy hiệu quả. Mặt khác, trong năm 2007 các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trở lại, khắc phục được những thiệt hại gây ra trong năm 2006. Các doanh nghiệp tăng cường vay vốn mở rộng đầu tư do đó mang lại hiệu quả cao. Các doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhiều nên đã tăng cường trả nợ cho ngân hàng. Nợ quá hạn của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trong rất nhỏ trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng, chỉ còn chiếm 4,07%. Sự giảm xuống này một phần là do Sacombank Cần Thơ dần hạn chế việc cho vay hỗ trợ vốn ngắn hạn đối với các đối tượng làm ăn kém hiệu quả mà chỉ giữ lại một số khách hàng có uy tín và thường xuyên giao dịch. Mặt khác, các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu giao dịch tại các ngân hàng quốc doanh. Chính vì vậy lượng khách hàng của chi nhánh dần hạn chế lại nhằm hạn chế rủi ro.

b. Doanh nghiệp tư nhân

Mặc dù dư nợ có tăng lên qua 03 năm, nhưng nợ quá hạn ngắn hạn của các doanh nghiệp tư nhân lại không ngừng giảm xuống qua các năm cùng với sự giảm xuống của nợ quá hạn. Năm 2005, nợ quá hạn ngắn hạn của các doanh nghiệp tư nhân là 189 triệu đồng, chiếm 6,84% tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng. Sang năm 2006, tỷ lệ này giảm xuống còn 173 triệu đồng, giảm 26,50% so với năm 2005, tức là giảm 44 triệu đồng. Tuy nhiên trong năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của các doanh nghiệp tư nhân lại tăng lên 8,47% tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng. Nguyên nhân là do sự phát triển nhanh về tình hình dư nợ trong năm 2006 đã làm cho tỷ lệ quá hạn tăng nhanh. Sang năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn của các doanh nghiệp tư nhân là 94 triệu đồng, giảm 79 triệu đồng so với năm 2006, tức là giảm 51,16%. Cũng giống như các doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2007 các doanh nghiệp tư nhân cũng làm ăn có hiệu quả hơn năm 2006. Các doanh nghiệp tăng cường vay vốn để mở rộng đầu tư, mặt khác do tình hình kinh doanh thuận lợi nên các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận từ đó có nguồn để trả nợ cho ngân hàng, do đó mà nợ quá hạn ngắn hạn của các doanh nghiệp tư nhân trong năm 2007 cũng giảm xuống.

Khách hàng mục tiêu mà Sacombank muốn hướng đến là các cá nhân buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ, cho vay phục vụ đời sống. Lượng khách hàng này rất lớn và tập trung nhiều ở trung tâm thành phố. Do đó, phần lớn dư nợ của ngân hàng chủ yếu tập trung ở khách hàng này. Chính vì thế, nợ quá hạn ngắn hạn của khách hàng cá nhân cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn, trên 85%. Tuy nhiên, do chính sách thu hồi nợ ngày càng được hoàn thiện, cán bộ tín dụng có thủ thuật đòi nợ riêng đối với từng nhóm khách hàng. Nợ quá hạn đối với đối tượng này cần được hạn chế. Mặt khác, mỗi khi cá nhân đến vay vốn tại ngân hàng, ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản ký quỹ ít nhất bằng 2 tháng theo thu nhập của khách hàng. Ngân hàng có thể trích kịp thời khi khách hàng vì lý do nào đó mà không trả nợ đúng hạn. Hiệu quả của công tác tín dụng mang lại là nợ quá hạn của chi nhánh được giảm xuống qua các năm. Năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn của cá thể là 2.456 triệu đồng chiếm đến 88,92% tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng. Sang năm 2006, nợ quá hạn ngắn hạn của cá thể giảm xuống còn 1.783 triệu đồng. Giảm 673 triệu đồng tức là tăng 27,40%. Sang năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn của cá thể giảm 49,75% so với năm 2006 đạt 869 triệu đồng

Mặc dù nợ quá hạn của Sacombank Cần Thơ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ nhưng rủi ro tín dụng vẫn tồn tại trong hoạt động của ngân hàng, vì vậy cần tìm ra những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của những rủi ro này nhằm đề ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục rủi ro tín dụng hiện tại và phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn có thể bất ngờ xuất hiện trong tương lai.

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO

TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI SACOMBANK CẦN THƠ

5.1. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 80 - 86)