Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 36)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

3.1.Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có tên giao dịch là: Sacombank – Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank, được thành lập vào ngày 21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại thành phố Hồ Chí Minh: Ngân hàng phát triển kinh tế quận Gò Vấp và 3 hợp tác xã tín dụng Thành Công, Tân Bình, Lữ Gia. Với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, lúc đó trụ sở chính đặt tại Gò Vấp cùng 3 chi nhánh trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ra đời trong hoàn cảnh thời kỳ đất nước có nhiều chuyển đổi với đầy những khó khăn, thử thách đó là sự sụp đổ của hàng loạt các tổ chức tín dụng yếu kém trong khâu quản lý và điều hành mang tính chuyên môn và tính khách quan của nền kinh tế mới đi vào chuyển đổi lúc bấy giờ.

Vượt qua những bước đầu đầy thách thức, hiện nay sau hơn 15 năm hoạt động, Sacombank hiện đang là một trong 03 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam với số nhân viên hơn 4.000 người. Mạng lưới hoạt động hiện nay của Sacombank với 163 điểm giao dịch trên 38 tỉnh và thành phố, với hơn 4.700 chi Nhánh đại lý của 155 Ngân hàng trên khắp thế giới. Vì vậy Sacombank được xem là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần thành công nhất trong việc phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ cá nhân. Năm 2002, lần đầu tiên công ty Tài chính Quốc tế IFC trực thuộc ngân hàng Thế giới đã đầu tư vào một ngân hàng TMCP Việt Nam với tỷ lệ 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ 2 của Sacombank, sau quỹ đầu tư Dragon Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank chi nhánh Cần Thơ Financial Holdings (Anh quốc) và cổ đông nước ngoài lớn thứ 3 là Tập đoàn ngân hàng Úc và Newzealand (ANZ). Sacombank tăng vốn điều lệ lên 1.899,5 tỷ đồng vào ngày 06/04/2006 theo Quyết định 176/2006/QĐ – HĐQT, đồng thời tăng vốn tự có lên 2.392,2 tỷ đồng. Sacombank tiếp tục là Ngân hàng dẫn đầu trong cuộc đua tăng vốn điều lệ và nâng cao năng lực tài chính giữa các Ngân hàng thương mại cổ phần. Vị trí này càng được củng

cố khi ngày 20/10/2006, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chính thức tăng vốn điều lệ từ 1.899,5 tỷ đồng lên 2.089 tỷ đồng và vốn tự có lên đến 2.419 tỷ đồng và hiện nay vốn điều lệ của Sacombank đã là 4.449 tỷ đồng. Điều này cho thấy tình hình tài chính của Ngân hàng luôn có vị thế vững mạnh, lợi thế trong công cuộc đổi mới và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam.

Trong thời gian tới Sacombank tiếp tục nâng cao chất lượng các loại hình dịch Vụ, chất lượng thẻ tín dụng, khả năng quản lý rủi ro và hiện đại hóa hệ thống công Nghệ thông tin để tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh. Đặc biệt Sacombank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên tham gia thị trường chứng khoán. Điều này chứng tỏ Sacombank ngày càng phát triển và thật sự hội nhập cùng thế giới.

3.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sacombank Chi nhánh cấp 1 Cần Thơ là chi nhánh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập đầu tiên tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng. Ngân hàng ra đời đúng vào thời điểm thống đốc ngân hàng nhà nước có chỉ thị thực hiện củng cố, chấn chỉnh hoạt động của ngân hàng TMCP nông thôn và đô thị. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 31/10/2001 theo các văn bản sau:

 Công văn số 2583/UB ngày 13/9/2001 về việc ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín được mở chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.

 Quyết định số 1325/QĐ – NHNN, ngày 24/10/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước chuẩn y việc sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

 Quyết định số 280/2001 QĐ – HĐQT, ngày 25/10/2001 của HĐQT ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ Theo giấy phép kinh doanh số 5703000023.01 ngày 25/10/2001 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ. Ngày 26/03/2002 theo quyết định số 102/2002/QĐ

cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng về 34A2 Khu Công nghiệp Trà Nóc trực thuộc phường Bình Thủy.

3.2.2. Chức năng hoạt động của chi nhánh

- Thực hiện nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ;

- Tổ chức công tác hạch toán và an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và Quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng;

- Phối hợp các phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát Và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi nhánh và Các đơn vị trực thuộc;

- Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương Hiệu; nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động;

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hướng phát triển chung tại khu vực và của toàn ngân hàng trong từng thời kỳ;

- Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị thực hiện theo công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của toàn bộ nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất.

3.2.3. Cơ cấu tổ chức .

Sơ đồ 01: cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ Chức năng, nhiệm vụ của phòng Hỗ trợ

A. Chức năng: - Quản lý tín dụng + Hỗ trợ công tác tín dụng + Kiểm soát tín dụng + Quản lý nợ + Chức năng khác - Thanh toán quốc tế

+ Xử lý giao dịch thanh toán quốc tế + Xử lý giao dịch chuyển tiền quốc tế + Chức năng khác - Xử lý giao dịch B. Nhiệm vụ Giám đốc Phó Giám đốc Phòng

Doanh nghiệp Cá nhânPhòng PhòngHỗ trợ Phòng K.toán và quỹ H.chánhPhòng

Bộ phận Tiếp thị DN Bộ phận Th.định DN Bộ phận Tiếp thị CN Bộ phận Th.định CN Bộ phận Q.lý tín dụng Bộ phận Th.toán Q.tế Bộ phận X.lý giao dịch Bộ phận Kế toán dụng Bộ phận Quỹ dụng Phòng giao dịch

- Hỗ trợ công tác tín dụng

+ Thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay + Tiếp nhận tài sản đảm bảo

- Kiểm soát tín dụng

+ Kiểm soát tại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo Chi nhánh những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có)

+ Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có): Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ, tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tìa sản bảo đảm và các giấy tờ có liên quan

+ Tham gia cùng bộ phận thẩm định doanh nghiệp/cá nhân kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay đối với khách hàng có nợ xấu

+ Lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm: kiểm soát tình hình dư nợ trước khi lập giải chấp, hoàn trả bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo cho khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng

- Quản lý nợ

+ Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo danh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng,...theo chính sách tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ và đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả.

+ Theo dõi và báo cáo cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, thông báo cho Phòng Cá nhân/Doanh nghiệp về tình hình thu cốn, lãi của Chi nhánh và diễn biến của từng món vay

+ Kiểm soát chặt chẽ tính hình nợ gia hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp thích hợp để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ không được thu lãi

+ Đề xuất biện pháp thực hiện việc thu nợ đối với các khoản nợ trễ hạn, nợ quá hạn, nợ xấu

+ Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất sau: tình hình nợ đến hạn trong 10 ngày kế tiếp, nợ trễ hạn, nợ được gia hạn, nợ quá hạn đến 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng, danh mục cho vay theo ngành nghề, theo

loại khách hàng, theo lãi suất, theo hạn mức và một số báo cáo khác có liên quan đến tín dụng

+ Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện. - Chức năng khác

+ Lưu trữ, bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy nhận nợ, giấy gia hạn nợ và các giấy tờ liên quan khác

+ Tổ chức lưu trữ toàn bộ các bản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu

+ Thông báo, nhắc nhở nội bộ cho bộ phận thẩm định Doanh nghiệp/Cá nhân và bộ phận tiếp thị Doanh nghiệp/Cá nhân.

* Thanh toán quốc tế

3.2.4. Thị trường mục tiêu

3.2.4.1. Đối tượng khách hàng

- Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trong nước và nước ngoài.

- Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàngnhà Nước Việt Nam.

3.2.4.2. Phân đoạn thị trường mục tiêu

a. Nguyên tắc chung trong việc xác định thị trường mục tiêu là Ngân hàng hướng hoạt động của mình đến các phân đoạn thị trường có một hoặc những đặc tính sau:

- Ngân hàng có hiểu biết và đã có kinh nghiệm về đoạn thị trường này; - Có tiềm năng phát triển;

- Nhu cầu tín dụng phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân hàng;

- Sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng trong trước mắt và lâu dài;

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến các doanh nghịêp có hoạt động xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh lâu dài, sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng;

- Các cá nhân có đăng ký kinh doanh, chú trọng đến cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ và tiểu thương tại các khu đô thị, khu thương mại tập trung;

- Các cá nhân thuộc tâng lớp trung lưu tại các đô thị;

- Cán bộ, công nhân viên có nghề nghiệp chuyên môn và công tác trong các ngành có thu nhập ổn định.

c. Thị trường phân theo khu vực địa lý

Thị trường của ngân hàng bao gồm tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngân hàng ưu tiên hướng hoạt động cấp tín dụng đến các thành phố, đô thị, thị xã và các khu công nghiệp, khu chế xuất nơi có trụ sở của các đơn vị trực thuộc ngân hàng trú đóng và là địa bàn hoạt động của các nhóm khách hàng mục tiêu của ngân hàng.

d. Sản phẩm cung ứng cho khách hàng

* Ngân hàng cung ứng cho khách hàng các sản phẩm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các sản phẩm tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các khách hàng là tổ chức, cá nhân gồm:

+ Cho vay bổ sung vốn lưu động;

+ Cho vay để thực hiện các phương án, dự án đầu tư; + Thực hiện bảo lãnh ngân hàng, phát hành các loại L/C; + Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá;

+ Bao thanh toán.

- các sản phẩm tín dụng phục vụ tiêu dùng đối với cá nhân gồm:

+ Cho vay để sửa chữa, xây dựng, mua sắm nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở;

+ Cho vay tiêu dùng, mua sắm hàng hoá, dịch vụ, phương tiện phục vụ đời sống; đi làm việc, lao động , du học, nghiên cứu ở nước ngoài.

* Phương thức cho vay: ngân hàng thảo thuận với khách hàng lựa chọn các phương thức cho vay dưới đây:

- Cho vay theo hạn mức tín dụng; - Cho vay theo dự án đầu tư; - Cho vay hợp vốn;

- Cho vay trả góp;

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng;

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; - Cho vay theo hạn mức thấu chi;

- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm.

3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng

3.2.5.1. Thuận lợi

Trong những năm gần đây, chính sách của Nhà nước về hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và tạo điều kiện tự chủ hơn cho các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, NHNN có những quyết định cụ thể, thiết thực hướng dẫn thực hiện một cách triệt để, giúp các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động có hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro. Như quyết định 493,457/2005... Đã khuyến khích việc mở rộng, triển khai các nghiệp vụ ngân hàng mới phù hợp với nền kinh tế, đảm bảo được an toàn trong hoạt động.

Sacombank Cần Thơ luôn được sự quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt của ngân hàng cấp trên, đặc biệt là vốn điều chuyển giúp chi nhánh đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng kịp thời. Mặt khác, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có lượng vốn dồi dào, là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, Sacombank Cần Thơ luôn nhận được sự hỗ trợ của các cấp Uỷ Đảng và các ngành hữu quan giúp chi nhánh thực hiện tốt chức năng của một ngân hàng TMCP.

Sacombank có trụ sử khang trang, khuôn viên rộng, có nhà giữ xư cho khách đến giao dịch, mạng lưới bố trí rải đều trong thành phố hợp lý. Đồng thời là chi nhánh trung tâm của khu vực miền Tây Nam Bộ.

Khi thành phố Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế là rất lớn. Chính vì thế mà cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động của chi nhánh ngày càng có điều kiện phát triển

Sacombank Cần Thơ được hình thành trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng, kế thừa mạng lưới hoạt động khá tốt và một lượng khách hàng khá lớn, cộng thêm uy tín và kinh nghiệm hoạt động của hệ thống Sacombank đã tạo thuận lợi ngay từ buổi đầu hoạt động.

Cán bộ công nhân viên qua quá trình công tác, làm việc hcung đã tạo được sự liên kết, đoàn kết cao, tương trợ nhau trong công tác nghiệp vụ, lề lối, tác phong làm việc chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ.

Hơn thế nữa, hơn 70% đội ngũ cán bộ công nhân viên có tuổi đời 20 có trình độ đại học, có hoài bão lớn, luôn muốn tự khẳng định mình, năng động, nhiệt tình trong công việc. Đây chính là nhân tố quyết định rất lớn đối với sự thành công trong hoạt động của chi nhánh.

Cán bộ lãnh đạo được tuyển chọn, đào tạo kỹ lưỡng, quản lý chặt chẽ hoạt động giữa các phòng ban. Đồng thời luôn quan tâm, khích lệ, động viên nhân viên khi cần thiết, tạo động lực làm việc cho nhân viên cấp dưới.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 36)