7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
4.2.3.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành
(Bảng 06)
Do tính chất quan trọng của nợ quá hạn nên ngoài cách phân nợ quá hạn theo phân loại nợ thì Sacombank Cần Thơ còn phân loại nợ theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Trong phần này chúng ta sẽ đi vào phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế, số liệu về nợ quá hạn loại này được thể hiện qua bảng :
Đơn vị tính: Triệu đồng
Bảng 06: Tình hình nợ quá hạn theo ngành qua 03 năm
(Nguồn: phòng kế toán và quỹ)
Ngành 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số
Tiền %
- Nông nghiệp 2.429 87,93 766 37,49 300 29,09 -1.663 -68,48 -465 -60,78
- Công Nghiệp 298 10,79 994 48,67 360 34,91 696 233,48 -634 -63,75
- TM và DV khác 35 1,28 283 13,84 372 36,00 247 699,39 89 31,46
Biểu đồ 04: tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế qua 03 năm
Ngân hàng Sacombank Cần Thơ là ngân hàng cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng cho vay công nghiệp và thương mại dịch vụ hơn là cho vay nông nghiệp. Trong thời gian qua Ngân hàng cũng đã tăng cường cho vay các khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác nhưng số lượng vẫn còn thấp. Tuy là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng nhưng tỷ trọng nợ quá hạn của ngành công nghiệp có xu hướng tăng dần, bên cạnh đó các ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác mặc dù số lượng tiền vay ít nhưng tỷ trọng nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng lên.
a. Ngành công nghiệp
Đây là đối tượng mà ngân hàng tập trung cho vay nhiều nhất, doanh số cho vay của ngành này mỗi năm đều rất là nhiều. Nợ quá hạn đối với ngành này lại có xu hướng tăng giảm không đều qua 03 năm. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng những năm qua thì phần lớn nợ quá hạn tại ngân hàng thường chỉ tập trung vào một vài khách hàng. Năm 2005, nợ quá hạn đối với ngành này rất thấp, đạt 298 triệu đồng. Sang năm 2006 số nợ quá hạn đối với ngành này rất cao, đạt 994 triệu đồng, tăng lên 696 triệu đồng so với năm trước đó, chiếm tỷ trọng 48,67% so với tổng nợ quá hạn ngắn hạn theo nghành. Trong năm số nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào khách hàng sản xuất thủy sản, xà lan, các ngành công nghiệp xây dựng,…. Do khách hàng này sử dụng quá nhiều vốn để đầu tư, bộ máy tổ chức cồng kềnh, xà lan thì phải chỉnh sửa trong một thời gian dài, sản phẩm sản xuất ra có giá cao không bán được nên hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, không trả được nợ cho ngân hàng. Trong năm ngân hàng đã bán khoản nợ của khách hàng cho công ty mua bán nợ, đồng thời cũng trích từ quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nên
đã góp phần làm giảm nợ quá hạn cho những năm sau. Hơn nữa, trong năm này các khách hàng hoạt động trong ngành công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm giá cả sản phẩm sản xuất ra có giá cao, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đồng thời lại sử dụng nhiều vốn để đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian tới nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Trong năm 2007, do ngân hàng đã loại bỏ bớt các khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, tập trung cho vay các khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt cùng với việc giám sát, theo dõi tận thu nợ của cán bộ tín dụng nên đã không còn nợ quá hạn đối với ngành này nữa. Trong những năm này, khối ngành công nghiệp mà ngân hàng cho vay hoạt động chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, cho vay để doanh nghiệp đầu tư vào nguyên vật liệu sản xuất rồi bán hàng thu tiền về, do đó những khoản vay này có vòng quay tương đối nhanh, đồng vốn được sử dụng hiệu quả mang về lợi nhuận cho khách hàng, từ đó mà khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, nợ quá hạn của ngành công nghiệp chỉ còn 360 triệu đồng, giảm 63,75% so với năm 2006.
b. Ngành Nông Nghiệp
Trong thời gian trước đây ngân hàng còn cho vay đối với lĩnh vực Nông Nghiệp, nhưng khoản thời gian sau này ngân hàng đã hạn chế cho vay trong lĩnh vực này, vì các khoản nợ trong lĩnh vực này trong 2 năm gần đây gặp nhiều khó khăn về thiên tai, mất mùa, lại thêm các khoản về dịch cúm gia cầm, làm cho các sản phẩm về nông nghiệp khó bán ra. Khi đó nông dân không có khoản thu nhập cho các mùa tiếp theo thì sẽ tiến hành vay tiếp cho mùa sau và gia hạn nợ cũ, vì vậy nợ quá hạn trong lĩnh vực này rất cao trong những năm trước đây. Chính vì vậy ngân hàng đã hạn chế cho vay nông nghiệp. Qua bảng tình hình nợ quá hạn theo ngành ta thấy trong năm 2005 nợ nợ quá hạn ngành nông nghiệp là 2.429 triệu đồng, chiểm một tỷ trọng 87,93% trong tổng nợ quá hạn. Nhưng đến năm 2006 nợ quá hạn trong ngành này giảm mạnh chỉ còn 766 triệu đồng, chiếm 37,49% tổng nợ quá hạn theo ngành, giảm 68,48% so với năm 2005. Sang năm 2007 nợ quá hạn trong ngành này tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 300 triệu đồng, chiếm 29,09% tổng nợ quá hạn theo ngành của chi nhánh. Điều đó cho thấy ngân hàng thu nợ trong lĩnh vực này đạt hiệu quả là rất cao, điều ngân hàng quan tâm ở đây là khách hàng vip, lâu năm và thân thuộc với ngân hàng trong lĩnh vực này mới được duyệt cho vay, vì vậy nợ quá hạn luôn được thu hồi đúng thời hạn. Nhìn chung tình hình
nợ quá hạn trong lĩnh vực nông nghiệp là thấp, chỉ chú trọng cho vay đối với khách hàng thân thiết.
c. Ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác
Các khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ chủ yếu kinh doanh các dịch vụ giải trí, mua bán bất động sản, cho vay buôn bán chợ, xây nhà, mua bán tạp hóa nhỏ, tiểu thương …, còn các ngành khác là nhóm khác hàng hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng, điện thoại, một số vay vốn để mua xe, sửa chữa nhà... Ta thấy nợ quá hạn đối với ngành này tăng nhanh qua 3 năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nợ quá hạn. Với xu hướng mở rộng quy mô tín dụng trong thời gian qua ngân hàng đã liên tục tăng doanh số cho vay đối với các ngành này, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp nhiều khó khăn nên dẫn đến để nợ quá hạn tại ngân hàng. Nợ quá hạn đối với ngành này qua từng năm chỉ tập trung vào một vài khách hàng. Năm 2005, nợi quá hạn của ngành này thấp nhất trong3 năm, đạt 35 triệu đồng. Trong năm này nợ quá hạn này phần lớn tập trung vào khách hàng hoạt động kinh doanh các dịch vụ giải trí, buôn bán chợ, tiểu thương,…. Trong những năm vừa qua thành phố Cần Thơ không ngừng phát triển, nhiều khu vui chơi giải trí, buôn bán chợ cạnh tranh gay gắt với nhau, hơn nữa do khách hàng này kinh doanh các dịch vụ đã cũ kĩ, không có sự đầu tư mới nên dẫn đến việc nhàm chán cho người dân, từ đó dẫn đến bị thua lỗ, phá sản. Khi ngân hàng phát mãi tài sản của khách hàng này do tài sản là đất nông nghiệp có giá trị lớn, không tìm được đối tượng mua nên kéo dài, góp phần làm tăng nợ quá hạn. Năm 2006, nợ quá hạn tăng cao, lên đến 283 triệu đồng, gấp hơn 8 lần năm 2005. Trong năm số nợ quá hạn này chỉ thuộc về một khách hàng kinh doanh buôn bán chợ và giày da, vay vốn của ngân hàng do giá bán cao hơn giá các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường nên không bán được sản phẩm dẫn đến thua lỗ, gây ra nợ quá hạn tại ngân hàng. Sang năm 2006, với sự tích cực của cán bộ tín dụng trong công tác thu nợ cùng với ý thức trả nợ của khách hàng nên ngân hàng đã thu được khoản nợ này. Năm 2007, nợ quá hạn của ngân hàng đạt 372 triệu đồng, tăng 31,46% so với năm 2006. Số nợ quá hạn này chủ yếu tập trung vào khách hàng kinh doanh bất động sản, do thị trường bất động sản bị đóng băng trong những năm gần đây nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng này, đồng thời từ đó mà khách hàng không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng cao. Bên cạnh đó một số khách hàng vay vốn để sửa chữa nhà cửa, mua xe… chưa quen giao dịch với ngân hàng, một số là cán bộ công nhân viên do
phải đi công tác xa, gia dình gặp khó khăn.. nên không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, mặc dù đây chỉ là những khoản nợ nhỏ nhưng nó cũng góp phần làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng. Mặc dù nợ quá hạn đối với ngành này tăng cao trong những năm qua, nhưng hầu hết các khách hàng có nợ quá hạn lớn trong năm 2006 và 2007 vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng, tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nếu trong thời gian tới các khách hàng này vẫn tiếp tục kinh doanh không hiệu quả. Vì vậy ngân hàng cần thận trọng hơn trước khi cho vay các khách hàng thuộc ngành này, đồng thời cũng tăng cường công tác thu nợ nhằm góp phần giảm nợ quá hạn xuống mức thấp trong thời gian tới.
Nhìn chung, nợ quá hạn theo ngành kinh tế có xu hướng tăng dần đối với ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác, giảm dần đối với ngành công nghiệp và nông nghiệp. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế địa phương thì ngành thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ra đời đến ngân hàng để xin vay vốn. Với doanh nghiệp này, đồng thời ngân hàng cũng không ngừng tăng doanh số cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ, tạo mối quan hệ với nhiều khách hàng mới. Hơn nữa các khách hàng hoạt động trong ngành này phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy mà ta thấy ngành này có mức độ rủi ro cao hơn các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Nợ quá hạn đối với ngành công nghiệp và nông nghiệp có xu hướng giảm dần xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân là do năm 2005, các ngành này có nợ quá hạn cao nên trong những năm sau ngân hàng đã sàng lọc và cẩn thận hơn trước khi cho vay đối với ngành này. Mặc khác, trong những năm sau các khách hàng thuộc ngành này hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, nhu cầu vốn của họ tăng lên để mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới... nên đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nhằm giữ uy tín và có thể tiếp tục vay vốn để phục vụ cho hoạt động của mình. Vì vậy mà mức độ rủi ro của các ngành có xu hướng ngày càng thấp. Từ đó, để đạt được kết quả tốt hơn về nợ quá hạn của ngân hàng trong những năm tới, ngân hàng cần có những biện pháp tốt hơn về xử lý nợ quá hạn, thận trọng hơn nữa trong khâu thẩm định, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, tích cực thu hồi nợ cũ. Mặc dù nợ quá hạn đối với ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn nhưng không vì thế mà hạn chế cho vay đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực này bởi vì đầu tư
Đơn vị tính: triệu đồng cho lĩnh vực này rất có hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp và chín sách cho vay hợp lý hơn đối với lĩnh vực này.