Tình hình nợ quá hạn chung của chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 66 - 68)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

4.2.2.Tình hình nợ quá hạn chung của chi nhánh

Trong họat động tín dụng của NHTM, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Khách hàng đến ngân vay vốn để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nhưng do những biến động bất thường của thị trường không thể tránh khỏi, hoặc do thiên tai, dịch bệnh, sự thay đổi chính sách của Nhà nước đã ảnh hưởng đến việc hoàn trả món vay đúng hạn cho ngân hàng. Khi đó rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng này sẽ xảy ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của món vay. Ngoài những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan thuộc về yếu tố con người như khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặc mất việc làm, cán bộ tín dụng thờ ơ với công tác thẩm định, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Tùy theo đối tượng cho vay, tùy theo khả năng mà ngân hàng quyết định cho vay hay không cho vay. Tất nhiên là chi nhánh phải có phương án xử lý nợ quá hạn nhằm thu hồi được cả vốn lẫn lãi mà vẫn giữ được mối quan hệ với khách hàng. Nếu nợ quá hạn cao dẫn đến mất việc cân đối thanh khoản, ảnh hưởng đến công tác cho vay sau này của ngân hàng. Trong thời gian qua, nợ quá hạn của ngân hàng

Biểu đồ 02: cơ cấu nợ quá hạn

đã liên tục giảm xuống. Nợ quá hạn năm sau giảm xuống đáng kể so với năm trước đó. Năm 2005 nợ quá hạn của chi nhánh là 3.772 triệu đồng chiếm 0,7% tổng dư nợ của ngân hàng, mặc dù con số này là rất nhỏ nhưng sang năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng không những không tăng lên mà còn giảm xuống đáng kể, giảm xuống còn 3.369 triệu đồng, tức là giảm -10,68% so với năm 2005. Đến năm 2007, nợ quá hạn chỉ chiếm 0,2% tổng dư nợ, tức là giảm xuống còn 1.681 triệu đồng, giảm 50,10% so với năm 2006. Trong năm 2007 nợ quá hạn giảm mạnh là do trong năm này hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh, khách hàng làm ăn có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh thu hồi được nợ tốt hơn. Mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động qua 03 năm nhưng ngân hàng vẫn kềm chế được nợ quá hạn, làm cho nó ngày càng giảm xuống. Đó là do chính sách tín dụng hiệu quả của Sacombank Cần Thơ. Ngân hàng có một quy trình ra quyết định cấp tín dụng rất chặt chẽ, quy trình này được thực hiện theo nguyên tắc loại trừ dần các khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, hoặc nằm trong danh sách không được cho vay hoặc nằm trong các tiêu chí từ chối cho vay nhằm tiết giảm thời gian xem xét. Tất cả thông tin về các khách hàng bị từ chối cấp tín dụng sẽ được lưu trữ một cách đầy đủ để tham khảo khi cần thiết. Thêm vào đó ngân hàng có áp dụng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. Ngân hàng không những chỉ tham khảo thông tin được khách hàng cung cấp mà còn tham khảo thông tin về khách hàng từ các nguồn thông tin bên ngoài như trung tâm thông tin khách hàng của Ngân hàng Nhà Nước,…phân tích phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Trường hợp chấp nhận cấp tín dụng, ngân hàng sẽ xem xét việc xác định lãi suất cho vay căn cứ vào chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, loại tài sản đảm bảo và mức thiệt hại dự kiến thấp thì lãi suất cho vay thấp và ngược lại. Qua từng bước xem xét, đối chiếu nêu trên, nếu khách hàng không đạt yêu cầu sẽ bị từ chối ngay và Ngân hàng sẽ tổ chức thống kê và lưu trữ thông tin về các khách hàng này. Mọi hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng đều phải có xác minh, phân tích và đề xuất cụ thể (cấp tín dụng, không cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng với điều kiện gì, cùng lý do đề xuất) của cán bộ tín dụng, có ý kiến đề xuất rõ ràng (cấp tín dụng, không cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng với điều kiện gì, cùng lý do đề xuất) của tổ trưởng Tổ tín dụng và/hoặc Trưởng Phòng Dịch vụ khách hàng Chi nhánh; Quyết định của lãnh đạo đơn vị. Trong một số trường hợp, lãnh đạo đơn vị có thể phũ quyết các ý kiến đề xuất của thuộc

xuất và quyết định trong quá trình xem xét hồ sơ tín dụng phải được thực hiện hết sức khách quan căn cứ vào các quy định trong Chính sách tín dụng và những người liên quan phải chịu trách nhiêm về ý kiến nhận xét, đề xuất và quyết định của mình trong các trường hợp gây phương hại cho Ngân hàng kể cả các trường hợp làm giảm tính cạnh tranh hoặc ảnh hưởng đến hệ khách hàng của ngân hàng. Sau khi cấp tín dụng, ngân hàng vẫn duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát khách hàng nhằm có thể sớm cảnh báo và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng.

4.2.3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ (Bảng 03) Thơ (Bảng 03)

Mặc dù doanh số cho vay và dư nợ tăng liên tục nhưng nợ quá hạn lại không ngừng giảm xuống, trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn cũng giảm qua các năm. Năm 2005 nợ quá hạn là 2.762 triệu đồng, đến năm 2006 giảm 720 triệu đồng, đạt 2.042 triệu đồng. Đến năm 2007 giảm xuống còn 1.032 triệu đồng, tương đương giảm 49,46% so với năm 2006. Xét về mức độ giảm thì năm 2007 nợ quá hạn của chi nhánh Sacombank Cần Thơ giảm nhiều hơn so với năm 2006 (23,39%). Điều này cho thấy nợ quá hạn được cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ, khi gần đến hạn cán bộ tín dụng thường xuyên nhắc nhở khách hàng đóng tiền đúng ngày. Nếu khách hàng không đóng kịp thời ngân hàng sẽ trích tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng để tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao. Khi khách hàng bổ sung, ngân hàng sẽ làm thủ tục hoàn lại cho khách hàng. Đây chỉ là biện pháp tức thời trong ngắn hạn phần nào hạn chế được rủi ro cho ngân hàng. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng của nợ quá hạn nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ vào mỗi năm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 66 - 68)