Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 58 - 59)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

4.1.2.3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

Ngoài những khoản tiền gửi chính Chi nhánh huy động từ các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư thì các tổ chức tín dụng khác đến gửi tại NHTM khác cũng tăng liên tục trong các năm qua. Năm 2005, các tổ chức tín dụng khác đến gửi tiền tại chi nhánh chỉ có 6.893 triệu, đến năm 2006 số tiền này lên đến 18.000 triệu đồng, tăng 10.143 triệu đồng so với năm trước đó. Bước sang năm 2007, khoản tiền huy động từ các tổ chức tín dụng nhỏ khác chiếm 28.143 triệu, tăng 56,35% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn tới xu thế khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng cao là do uy tín của Sacombank rất lớn, khả năng quan hệ hợp tác với các NHTM khác trong khu vực khá tốt. Sacombank có mối quan hệ rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế phát triển của nước ta trong thời gian gần đây, xu thế hợp tác giữa các NHTM với nhau và các tổ chức kinh tế là xu thế chung. Quan hệ thanh toán bù trừ, chuyển khoản từ các ngân hàng này sang ngân hàng khác được phổ biến rộng rãi. Do đó, khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại chi nhánh tăng cao. Nếu xét về cơ cấu vốn huy động, khoản tiền gửi này dần chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2005, chỉ chiếm 2,31% đến 2006 là 5,76%, sang năm 2007 khoản tiền gửi này chiếm tới 6,52% cơ cấu vốn huy động. Trong hai năm gần đây, các ngân hàng mở chi nhánh tại Cần Thơ rất nhiều, các ngân hàng nằm sát nhau trên các trụ lộ chính của thành phố.Vốn của các ngân hàng cũng khá lớn, sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng. Do đó, có rất nhiều tổ chức tín dụng đến giao dịch với Sacombank Cần Thơ. Khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại chi nhánh ngày càng chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ sản phẩm dịch vụ thanh toán thẻ… của chi nhánh ngày càng được mở rộng.

Tóm lại, khoản vốn huy động của chi nhánh là rất quan trọng đối với họat động tín dụng của ngân hàng. Vốn huy động được phần nào xác định được quy mô họat động của chi nhánh có lớn hay không. Tùy vào mức vốn huy động được mà ngân hàng cân đối để cho vay hợp lý. Cưo cấu vốn huy động theo thời hạn phần nào xác định được cơ cấu vốn cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Có thể nói rằng hoạt động huy động vốn quyết định đến sự hiệu quả của hoạt động tín

dụng. Nếu hoạt động huy động vốn đạt được càng nhiều, lãi suất hợp lý thì lợi nhuận do hoạt động do hoạt động tín dụng mang lại sẽ càng lớn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w