Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 63)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

4.2.1.1.Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn

Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 khoản mục này chỉ chiếm 45,98%, đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên đến 49,39%, năm 2007 là 52,62%. Từ tình hình cho vay 03 năm của chi nhánh cho thấy, dư nợ ngắn hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Hoạt động tín dụng ngắn hạn vẫn là hoạt động cho vay chủ yếu của Sacombank Cần Thơ. Số lượng khách hàng đến vay ngày càng nhiều, đối tượng đến vay cũng đa dạng hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Do vậy, nguồn vốn của ngân hàng phát huy được hiệu quả và tính năng động trong hoạt động tín dụng. Từ cơ cấu dư nợ trên cho thấy định hướng phát triển của Sacombank Cần Thơ là luôn hướng phục vụ cho nhiều khách hàng, nhiều đối tượng với kỳ hạn ngắn nhằm chủ động được nguồn vốn để cho vay cũng như thu hồi vốn nhanh.

Đơn vị tính: triệu đồng hết khách hàng vay vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng chiếm tỷ trọng ít hơn. Do đó, khoản ngân hàng cho khách hàng vay luôn sinh lời trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng đã góp phần gián tiếp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Bảng 04: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn

(Nguồn: phòng kế toán và quỹ) 4.2.1.2. Dơ nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động(Bảng 04)

Chỉ số này phản ánh công tác cho vay ngắn hạn có sử dụng hết được nguồn vốn mà chi nhánh hoạt động được hay không? Chỉ số này càng cao càng tốt chứng tỏ vốn hoạt động được phát huy tác dụng nhằm sinh lời. Tuy nhiên chỉ số này gần 1 sẽ đạt hiệu quả hơn. Khi đó, chi nhánh chủ động được hoạt động kinh doanh của mình, chi nhánh không phaỉ sử dụng đến phần vốn điều chuyển từ hội sở với lãi suất cao. Năm 2005 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn chỉ dừng ở mức 86,95% (gần 0,87 lần). Đến năm 2006 do dư nợ tăng cao, vì vậy dư nợ ngắn hạn của chi nhánh đạt 1,12 lần tổng vốn huy động được. Điều này có nghĩa đồng vốn ngân hàng huy động từ dân cư phát huy được hiệu quả cao. Đến năm 2007, dư nợ ngắn hạn gấp 1,06 lần vốn huy động. Chi nhánh Sacombank Cần Thơ luôn cố gắng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn để hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt nhất. Vốn huy động đủ để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn của khách hàng. Công tác huy động vốn đạt hiệu quả ngày càng cao, bình quân 1,06 đồng cho vay ngắn hạn thì có 1 đồng vốn ngân hàng huy động trong đó.

4.2.1.3. Hệ số thu nợ trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn (Bảng 04)Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Dư nợ/tổng nguồn vốn 45,98 49,39 52,62 3,41 7,41 3,23 6,54 2. Dư nợ/tổng vốn huy động (lần) 0,87 1,12 1,06 0,25 28,28 -0,05 -4,76 3. Hệ số thu nợ 86,52 74,91 77,17 -11,60 -13,41 2,25 3,01 4. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,69 0,87 0,92 -0,83 -48,72 0,05 5,91

Trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh, xét về tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng không đều. Doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2006 giảm rất nhiều so với năm 2005. Trong khi đó doanh số cho vay lại tăng, chính vì thế mà ảnh hưởng đến hệ số thu nợ của chi nhánh. Tuy nhiên, nhìn chung hệ số thu nợ của Sacombank Cần Thơ tương đối cao so với các NHTM CP khác, hệ số thu nợ luôn đạt trên 70%. Điển hình trong năm 2005 tình hình thu nợ chiếm 86,52% trong tổng doanh số cho vay. Phần lớn khách hàng vay trong kì hạn ngắn và trả nợ cho ngân hàng lại trong năm. Do đó, năm 2005, hệ số thu nợ ngắn hạn tương đối cao. Đến năm 2006, do việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, mặt khác do chuẩn bị nội lực để đủ sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong thời kì chuẩn bị hội nhập WTO, các doanh nghiệp vay vốn tập trung chủ yếu vào cuối năm để thực hiện kế hoạch kinh doanh vào năm 2007. Do đó, doanh số thu nợ năm 2006 là rất nhỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ số thu nợ trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn của chi nhánh. Mặt khác, trong năm 2006 có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do chạy theo lợi nhuận trước mắt. Chính vì thế họ không có khả năng hoàn trả tiền vay cho ngân hàng, ngân hàng phải tiến hành khởi kiện ra tòa và phát mãi tài sản. Khoản thu hồi đối với khoản cho vay ra trong năm gặp khó khăn và phải tiến hành trong năm sau. Hệ số thu nợ năm 2007 của chi nhánh Cần Thơ giảm xuống 74,91%. Tình hình thu nợ của chi nhánh được cải thiện trong năm 2006 đáng kể, hệ số thu nợ là 77,17%. Công tác thu hồi nợ đúng hạn được phát huy một cách triệt để. Việc nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả đúng hạn thường xuyên hơn. Công tác thu hồi nợ của chi nhánh được đẩy mạnh. Chính vì thế mà hệ số thu nợ ngắn được tăng lên trong năm 2007. Hệ số thu nợ tăng chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt được chất lượng hơn, khả năng thu hồi nợ của chi nhánh cao và diễn ra nhanh chóng trong năm.

4.2.1.4. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (Bảng 04)

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của chi nhánh phản ánh khả năng quay vòng vốn của ngân hàng là nhanh hay chậm, việc luân chuyển vốn để cho vay đối với khách hàng nhiều hay ít. Năm 2005, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn chỉ đạt 1,69 vòng, năm 2006 vòng quay vốn của chi nhánh chỉ còn 0,87 vòng. Năm 2007 tăng lên 0,92 vòng, tăng 0,05 vòng so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2006 tình trạng thu nợ của chi nhánh kém hiệu quả, giảm 32,08% so với năm 2005. Trong khi đó dư nợ ngắn

vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của chi nhánh. Tuy nhiên, sang năm 2007, tình hình thu nợ của chi nhánh tăng cao, tăng 40,42% so với năm 2006. Tình hình dư nợ bình quân chỉ tăng 32,58% so với năm 2006. Chính vì thế mà vòng quay tín dụng của Sacombank được cải thiện đáng kể. Điều này chứng tỏ công tác tín dụng ngắn hạn của chi nhánh có hướng chuyển biến tích cực. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn càng cao thể hiện khả năng cho vay ngắn hạn và thu hồi được nợ nhanh chóng. Điều này phản ánh được phần nào công tác thu hồi nợ của chi nhánh trong năm là tốt hay không tốt. Nếu thu nợ càng nhiều thì chất lượng tín dụng càng đảm bảo, tỉ lệ nợ quá hạn chỉ dừng lại ở mức thấp. Hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh sẽ ít rủi ro hơn.

4.2.2. Tình hình nợ quá hạn chung của chi nhánh (Bảng 03)

Trong họat động tín dụng của NHTM, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Khách hàng đến ngân vay vốn để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nhưng do những biến động bất thường của thị trường không thể tránh khỏi, hoặc do thiên tai, dịch bệnh, sự thay đổi chính sách của Nhà nước đã ảnh hưởng đến việc hoàn trả món vay đúng hạn cho ngân hàng. Khi đó rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng này sẽ xảy ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của món vay. Ngoài những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan thuộc về yếu tố con người như khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặc mất việc làm, cán bộ tín dụng thờ ơ với công tác thẩm định, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Tùy theo đối tượng cho vay, tùy theo khả năng mà ngân hàng quyết định cho vay hay không cho vay. Tất nhiên là chi nhánh phải có phương án xử lý nợ quá hạn nhằm thu hồi được cả vốn lẫn lãi mà vẫn giữ được mối quan hệ với khách hàng. Nếu nợ quá hạn cao dẫn đến mất việc cân đối thanh khoản, ảnh hưởng đến công tác cho vay sau này của ngân hàng. Trong thời gian qua, nợ quá hạn của ngân hàng

Biểu đồ 02: cơ cấu nợ quá hạn

đã liên tục giảm xuống. Nợ quá hạn năm sau giảm xuống đáng kể so với năm trước đó. Năm 2005 nợ quá hạn của chi nhánh là 3.772 triệu đồng chiếm 0,7% tổng dư nợ của ngân hàng, mặc dù con số này là rất nhỏ nhưng sang năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng không những không tăng lên mà còn giảm xuống đáng kể, giảm xuống còn 3.369 triệu đồng, tức là giảm -10,68% so với năm 2005. Đến năm 2007, nợ quá hạn chỉ chiếm 0,2% tổng dư nợ, tức là giảm xuống còn 1.681 triệu đồng, giảm 50,10% so với năm 2006. Trong năm 2007 nợ quá hạn giảm mạnh là do trong năm này hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh, khách hàng làm ăn có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh thu hồi được nợ tốt hơn. Mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động qua 03 năm nhưng ngân hàng vẫn kềm chế được nợ quá hạn, làm cho nó ngày càng giảm xuống. Đó là do chính sách tín dụng hiệu quả của Sacombank Cần Thơ. Ngân hàng có một quy trình ra quyết định cấp tín dụng rất chặt chẽ, quy trình này được thực hiện theo nguyên tắc loại trừ dần các khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, hoặc nằm trong danh sách không được cho vay hoặc nằm trong các tiêu chí từ chối cho vay nhằm tiết giảm thời gian xem xét. Tất cả thông tin về các khách hàng bị từ chối cấp tín dụng sẽ được lưu trữ một cách đầy đủ để tham khảo khi cần thiết. Thêm vào đó ngân hàng có áp dụng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. Ngân hàng không những chỉ tham khảo thông tin được khách hàng cung cấp mà còn tham khảo thông tin về khách hàng từ các nguồn thông tin bên ngoài như trung tâm thông tin khách hàng của Ngân hàng Nhà Nước,…phân tích phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Trường hợp chấp nhận cấp tín dụng, ngân hàng sẽ xem xét việc xác định lãi suất cho vay căn cứ vào chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, loại tài sản đảm bảo và mức thiệt hại dự kiến thấp thì lãi suất cho vay thấp và ngược lại. Qua từng bước xem xét, đối chiếu nêu trên, nếu khách hàng không đạt yêu cầu sẽ bị từ chối ngay và Ngân hàng sẽ tổ chức thống kê và lưu trữ thông tin về các khách hàng này. Mọi hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng đều phải có xác minh, phân tích và đề xuất cụ thể (cấp tín dụng, không cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng với điều kiện gì, cùng lý do đề xuất) của cán bộ tín dụng, có ý kiến đề xuất rõ ràng (cấp tín dụng, không cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng với điều kiện gì, cùng lý do đề xuất) của tổ trưởng Tổ tín dụng và/hoặc Trưởng Phòng Dịch vụ khách hàng Chi nhánh; Quyết định của lãnh đạo đơn vị. Trong một số trường hợp, lãnh đạo đơn vị có thể phũ quyết các ý kiến đề xuất của thuộc

xuất và quyết định trong quá trình xem xét hồ sơ tín dụng phải được thực hiện hết sức khách quan căn cứ vào các quy định trong Chính sách tín dụng và những người liên quan phải chịu trách nhiêm về ý kiến nhận xét, đề xuất và quyết định của mình trong các trường hợp gây phương hại cho Ngân hàng kể cả các trường hợp làm giảm tính cạnh tranh hoặc ảnh hưởng đến hệ khách hàng của ngân hàng. Sau khi cấp tín dụng, ngân hàng vẫn duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát khách hàng nhằm có thể sớm cảnh báo và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng.

4.2.3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ (Bảng 03) Thơ (Bảng 03)

Mặc dù doanh số cho vay và dư nợ tăng liên tục nhưng nợ quá hạn lại không ngừng giảm xuống, trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn cũng giảm qua các năm. Năm 2005 nợ quá hạn là 2.762 triệu đồng, đến năm 2006 giảm 720 triệu đồng, đạt 2.042 triệu đồng. Đến năm 2007 giảm xuống còn 1.032 triệu đồng, tương đương giảm 49,46% so với năm 2006. Xét về mức độ giảm thì năm 2007 nợ quá hạn của chi nhánh Sacombank Cần Thơ giảm nhiều hơn so với năm 2006 (23,39%). Điều này cho thấy nợ quá hạn được cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ, khi gần đến hạn cán bộ tín dụng thường xuyên nhắc nhở khách hàng đóng tiền đúng ngày. Nếu khách hàng không đóng kịp thời ngân hàng sẽ trích tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng để tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao. Khi khách hàng bổ sung, ngân hàng sẽ làm thủ tục hoàn lại cho khách hàng. Đây chỉ là biện pháp tức thời trong ngắn hạn phần nào hạn chế được rủi ro cho ngân hàng. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng của nợ quá hạn nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ vào mỗi năm.

4.2.3.1. Rủi ro nợ quá hạn tính theo thời gian (Bảng 05)a. Nợ quá hạn nhóm 2 và nhóm 3 a. Nợ quá hạn nhóm 2 và nhóm 3

Trong quan hệ kinh doanh, việc trễ hẹn thanh toán từ 1 đến 10 ngày là chuyện bình thường và thường xuyên xảy ra do khách hàng chưa gom đủ tiền, trong khi theo Quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước thì các khoản nợ chậm trả 1 ngày so với cam kết trong hợp đồng tín dụng là đã chuyển sang nợ quá hạn. Vì vậy mà ta thấy trong cơ cấu nợ quá hạn thì nợ quá hạn nhóm 2 và nhóm 3luôn chiếm tỷ trọng cao. Đối với ngân hàng đây là những khoản nợ có thể thu hồi, hơn nữa số tiền phạt do quá hạn cũng sẽ giúp làm tăng thu nhập cho Ngân hàng, tuy nhiênnó cũng có thể chuyển nhóm đối với

nợ nhóm 3. Qua 3 năm tathấy nợ nhóm 2 và nhóm 3 của Ngân hàng có xu hướng giảm. Tuy nhiên tình hình nợ quá hạn ở nhóm 2 và 3 còn tương đối cao trong 2 năm 2005 và 2006 đạt 2.046 triệu đồng trong năm 2005 và 1.659 triệu đồng trong năm 2006 điều đó chứng tỏ trong thời gian nay các doanh nghiệp cũng như cá nhân làm ăn thua lỗ, nông nghiệp thì thất bát, mất mùa, nợ quá hạn nhóm này ở mức quá cao. Năm 2007, nợ quá hạn nhóm này giảm xuống chỉ còn 543 triệu đồng, giảm67,23% so với năm 2006. Do trong năm này ngân hàng tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay trong các lĩnh vực kinh doanh chợ, sản xuất nhỏ, tiểu thương,… các khách hàng này trúng thầu, có nhiều hợp đồng mua bán, điều kiện kinh doanh thuận lợi, khi đó ngân hàng dễ dàng thu hồi những khoản nợ quá hạn thuộc 2 nhóm này hơn.

Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng 05: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian

(Nguồn: phòng kế toán và quỹ) Nợ nhóm 2: nợ quá hạn dưới 90 ngày

Nợ nhóm 3: nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày

Nợ quá hạn 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %

Nhóm 2 và Nhóm 3 2.406 87,10 1.659 81,22 543 52,66 -747 -31,06 -1.115 -67,23

Nhóm 4 156 5,66 238 11,67 304 29,41 82 52,44 65 27,36

Nhóm 5 200 7,25 145 7,11 185 17,93 -55 -27,50 40 27,45

Nợ nhóm 4: nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Nợ nhóm 5: nợ quá hạn trên 360 ngày

Biểu đồ 03: tình hình nợ quá hạn theo thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung nợ quá hạn của 2 nhóm này lúc đầu có tăng cao, nhưng về sau thì giảm một cách đáng kể. Nợ quá hạn trong năm 2006 còn tương đối cao là do trong năm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 63)