Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 52 - 53)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

4.1.1.Cơ cấu nguồn vốn

Trong hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, các NHTM phải chủ động tạo lập nguồn vốn, phải xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế khu vực. Từ đó ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nếu vốn hoạt động không dủ đê cho vay thì chi nhánh đề xuất lên hội sở xin cung cấp thêm vốn điều chuyển để nhằm đáp ứng kịp thời cho khách hàng. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động nên chi nhánh cần hạn chế vốn điều chuyển từ hội sở chính càng tốt, nhằm đem lại hiêu quả kinh doanh cho chi nhánh.

Bảng 02: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua qua 03 Năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 299.098 312.501 431.469 13.403 4,48 118.968 38,07 Vốn điều chuyển 266.504 393.238 493.605 126.734 7,55 46.367 11,79 Tổng nguồn vốn 565.602 705.739 871.074 140.137 24,78 165.335 23,43

(Nguồn: phòng kế toán và quỹ)

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Bảng 02 cho ta thấy, nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng lên tương đối ổn định. Năm 2005 đạt 565.602 triệu đồng nhưng đến năm 2006 con số này đã tăng lên đến 705.739 triệu đồng, tăng 24,78% so với năm 2005. Tốc độ tăng của nguồn vốn vẫn duy trì mức 23,43%, đạt 871.074 triệu đồng năm 2007. So với năm 2005 năm 2006 nguồn vốn huy động chỉ tăng 4,48% nhưng đến năm 2007 vốn huy động đã tăng lên 38,07% so với năm 2006, điều này cho thấy Chi nhánh ngày càng tự chủ hơn về nguồn vốn và công tác huy động vốn ngày càng tỏ ra có hiệu quả hơn nhờ vào việc áp dụng các mức lãi suất huy động hấp dẫn cho từng đối tượng khách hàng. Mặc dù trong năm 2005 việc tách chi nhánh Hậu Giang, Chi nhánh Vĩnh Long, Chi nhánh Đồng Tháp ra khỏi chi nhánh Cần Thơ nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn được duy trì ổn định. Điều này cho thấy công tác quản trị nguồn vốn của chi nhánh Cần Thơ được quản lý tốt và có định hướng sẵn. Chi nhánh một mặt duy trì khách hàng cũ, mặt khác, luôn tranh thủ tìm kiếm nhiều khách hàng mới nhằm huy động được nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 52 - 53)