7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
5.2.2.1. Trong công tác xem xét hồ sơ, thẩm định tài sản thế chấp,
sản xuất kinh doanh
- Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn từ khách hàng, cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ theo quy định của từng loại hình cho vay. Phát hiện kịp thời những sai sót không khớp nhau giữa các giấy tờ, những phần thiếu để khách hàng bổ sung, chỉnh sửa kịp thời.
- Khi thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật phải xem xét đi sâu nghiên cứu, phân tích thiết bị chủ yếu của dự án đầu tư, chuồng trại, ao ruộng có phù hợp với số lượng dự kiến sản xuất, dự án của khách hàng. Chú ý sự phù hợp của quy mô dự án đầu tư với khả năng tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, năng lực pháp lý của doanh nghiệp hay cá nhân.
- Sau khi xem xét nghiên cứu hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng cần đánh giá lại tổng thể về:
+ Uy tín của khách hàng (Character) qua hồ sơ quá khứ của khách hàng với chi nhánh và các ngân hàng khác có tốt không thông qua thông tin lấy từ CIC (Credit Information Center). Đặc biệt trong lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, cán bộ tín dụng có thể đánh giá mức độ trung thực của khách hàng thông qua số vốn vay so với mục đích vay, giá trị tài sản thế chấp ghi trong giấy đề nghị vay với giá trị thị trường... Qua lời nói cử chỉ của khách hàng cán bộ tín dụng có thể đánh giá được thiện chí trả nợ của khách hàng, mức vốn thực sự mà khách hàng cần cho dự án.
+ Năng lực vay nợ (Capacity) bao gồm cả năng lực tài chính và năng lực pháp lý, cán bộ tín dụng cần xem xét kỹ phần thu nhập để trả nợ có hợp lý hay không, khách hàng có những khoản thu nào lớn trong tương lai để trả nợ cho ngân hàng.
+ Khi phân tích ngoài những yếu tố thuộc về bản thân khách hàng, cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm chú trọng đến các yếu tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội (Conditions). Đối với khoản mục cho vay sản xuất kinh doanh cần phải chú ý đến xu hướng thị trường, định hướng phát triển kinh tế của địa phương.
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp, vốn tự có (Capital) là những khoản bù đắp rủi ro thua lỗ có thể xảy ra. Vốn của khách hàng tham gia vào dự án càng lớn, khách hàng quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch.
+ Khi đánh giá xem xét tài sản thế chấp (Collateral) nên chú ý đến thời gian sử dụng còn lại của tài sản đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay góp chợ thế chấp bằng lô sạp, yêu cầu mua bảo hiểm tài sản đối với những tài sản có tính rủi ro cao. Cán bộ tín dụng thẩm định cần nhạy bén, nắm bắt tham khảo giá cả thị trường của tài sản nhằm định giá lại tài sản thế chấp thông qua bạn bè của khách hàng, qua các công ty, các hộ lân cận có đất cần sang nhượng.