Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 86 - 88)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

5.1.1.Nguyên nhân chủ quan

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ bản thân ngân hàng mà trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng cần có những biện pháp tích cực để kiểm soát những rủi ro này nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng từ đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng ngày càng tăng lên.

- Trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp, ngân hàng thường ký một hạn mức đối với khách hàng trong vòng 12 tháng. Việc kiểm tra, thẩm định dự án sản xuất kinh doanh chỉ do một cán bộ tín dụng phân tích và báo cáo trình lên cấp trên. Phòng quản lý tín dụng chỉ kiểm tra, xem xét lại hồ sơ. Do đó, việc tính toán số liệu gặp nhiều sai sót do khách hàng cung cấp kết quả kinh doanh chưa thực sự đầy đủ và chính xác với tình hình thực tế. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ làm báo cáo tài chính để nộp thuế. Do đó, việc báo cáo tài chính không khớp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm trốn thuế của các doanh nghiệp nhỏ là không thể tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá hoạt động của khách hàng.

- Mảng cho vay CBCNV còn nhiều bất cập như KBNN, ban lãnh đạo các trường học, bệnh viện... Thiếu hợp tác trong việc thu hồi nợ của ngân hàng khi CBCNV nghỉ việc.

- Mặt khác, khách hàng quỹ trong tài khoản tiền gửi có 2 tháng trả nợ để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên đối với việc nghỉ trong thời gian dài, KBNN không phát lương mà nhân viên được lãnh từ BHXH. CBCNV phải chờ trong thời gian dài mới lãnh được lương. Do đó, nợ quá hạn của chi nhánh sẽ tăng cao đối với đối tượng này

- Cơ cấu cho vay vẫn còn bất hợp lý, chú trọng vào một số mảng cho vay phân tán đơn lẻ, cho vay các ngành nghề ít tiềm năng phát triển, tính cạnh tranh và khả năng chịu đựng trước các biến động thị trường không cao, ít gắn kết với các giao dịch tại ngân hàng đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế nước đa ngày nay đã gia nhấp vào tổ chức thương mại thế giới, nếu các doanh nghiệp này không cố gắng vươn lên thì chắc chắn sẽ bị thua lỗ gây ảnh hưởng cho ngân hàng. Có thể do buổi đầu mới thành lập cần

khai thác các mảng vay sẵn có, hoặc do cạnh tranh gay gắt không thể hình thành nên cơ cấu ngay như mong muốn, cũng có thể địa bàn hoạt động còn kém sôi động nên không có nhiều cơ hội để lựa chọn, tính an toàn, hiệu quả chưa được đặt ra một cách thực sự nghiêm túc.

- Ngân hàng cho vay vượt khả năng thanh toán của khách hàng, vì thế đến hạn thu nợ, khách hàng không có khả năng hoàn vốn lại cho ngân hàng.

Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến khả năng phát sinh nợ quá hạn đó là việc định kỳ hạn nợ sai, xác định mức cho vay không đủ làm cho khách hàng không thể sử dụng nguồn vốn đó để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng có thể khách hàng sử dụng vốn sai, hoặc đầu tư vào những hoạt động kinh doanh có kết quả không cao, làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề thu nợ.

- Khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích xin vay nên không mang lại hiệu quả kinh tế, vì thế không thể hoàn trả vốn khi đến hạn. Hoặc do khách hàng chây ỳ, không có thiện chí trả nợ.

- Khách hàng cung cấp các báo biểu tài chính, các giấy tờ quy định trong hồ sơ tín dụng cùng các nguồn thông tin khác thiếu trung thực hoặc tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng có hiện tượng thay đổi so với nguyên trạng hoặc bị tẩu tán một phần hay toàn bộ hay là có diễn biến bất thường trong hoạt động của khách hàng những nguyên nhân này cũng góp phần tạo nên nợ quá hạn cho ngân hàng.

- Khi cho vay có trường hợp Ngân hàng không xem xét kỹ khả năng đảm bảo tiền vay. Việc xem xét tài sản thế chấp chỉ đánh giá trên mặt giấy tờ mà không thẩm định nguồn gốc và quá trình hình thành tài sản và nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp, sang nhượng, cầm cố không hợp pháp. Loại đất trong giấy tờ chứng nhận không đúng với thực tế. Chính những vấn đề này làm không ít ngân hàng phải chịu tổn thất đáng kể.

- Địa bàn hoạt động của Sacombank Cần Thơ khá xa và đi lại khó khăn nên gây không ít trở ngại cho việc giám sát vốn vay, một cán bộ tín dụng được khoán tất cả các khâu từ nhận hồ sơ vay, thẩm định,…cho đến khâu thu hồi nợ của khách hàng trên một địa bàn khá rộng, do đó không đủ thời gian để thực hiện tất cả các công việc một cách chính xác và đầy đủ.

- Tuy việc thu hồi nợ của ngân hàng trong những năm qua tương đối tốt nhưng cũng không tránh khỏi những bất cập đó là việc thu nợ không tập trung và cho vay

quá hạn một cách cứng nhắc cũng chính là một nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Bởi lẽ một nguyên nhân nào đó khách hàng chưa có đủ tiền để thanh toán kịp thời hạn nhưng ngân hàng xiết nợ dẫn đến khách hàng gặp khó khăn nhiều hơn và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Trong những năm vừa qua Sacombank Cần Thơ phải chia sẻ nguồn nhân lực có trình độ cho các chi nhánh bạn. Trong khi đó nhân sự thay thế chưa chuẩn bị tuyển dụng, đào tạo kịp thời. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Cần Thơ.

- Để thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, Sacombank Cần Thơ đã áp dụng mức lãi suất huy động vốn cạnh tranh tương đối cao buộc phải áp dụng lãi Suất đầu ra cao. Việc này phần nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của chi nhánh.

- Thu hồi nợ không tập trung và cho vay không phù hợp với mùa vụ dẫn đến việc thu hồi nợ khó khăn. Ngoài ra việc xử lý nợ quá hạn quá cứng nhắc cũng chính là nguyên nhân gây nợ quá hạn. Vì một nguyên nhân nào đó khách hàng chưa chuẩn bị đủ tiền thanh toán kịp thời nhưng đã bị ngân hàng xiết nợ dẫn đến tình trạng khó khăn nhiều hơn và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Nợ quá hạn nhiều do khách hàng trả nợ không đúng định kỳ do yếu tố bản thân thuộc về khách hàng như chây ỳ không muốn trả nợ cho ngân hàng vì lãi suất phạt nhỏ hơn lãi suất vay trên thị trường. Ngoài ra, còn do khách hàng sử dụng quỹ vốn vay không đúng mục đích ghi trong hợp đồng, hoạt động đầu tư kinh doanh do không có chiến lược kinh doanh cũng như biện pháp ứng phó khi các yếu tố ảnh hưởng thay đổi. Trên đây là một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng mà nếu ngân hàng cố gắng khắc phục thì có thể sẽ giảm bớt được rủi ro tín dụng của ngân hàng, ngoài những nguyên nhân này ngân hàng còn gặp phải một loại rủi ro khác mà ngân hàng không thể nào ngăn cản hay hạn chế được sự xuất hiện của nó đó là những nguyên nhân khách quan dưới đây

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ (Trang 86 - 88)