- Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở
04 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng
kiến thức mới vào thực tế 2.6 6 2.58 6 05
Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường trong nội thành
06
Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường
2.9 3 2.70 4
Điểm trung bình chung X 2.83 2.77
Sử dụng công tác tính tương quan thứ bậc Spiếcman để tính toán. ) 1 ( 6 1 2 2 − − = ∑ N N D r , ta có r = 0,83
Hệ số tương quan thứ bậc r ≈ +0,83 khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT đề xuất có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là rất phù hợp nhau.
Biểu đồ 3.3. Tương quan mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT vùng ven thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập vùng ven thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng. Tác giả luận văn đã xem xét các giải pháp đã thực hiện trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT nói chung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đề tài đã mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT vùng ven thành phố Đà Lạt nhằm xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Tác giả luận văn cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thông qua việc xin ý kiến đánh giá từ các chuyên gia là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, phó tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có uy tín, kinh nghiệm lâu năm ở 3 trường mà đề tài nghiên cứu. Kết quả khảo nghiệm cho thấy 6/6 biện pháp đề xuất đều cần thiết và đều mang tính khả thi, phù hợp với đặc điểm phát triển của 3 trường đóng trên địa bàn vùng ven thành phố Đà Lạt.
Tác giả luận văn nhận thấy: Để 6 biện pháp đạt hiệu quả thì hiệu trưởng các trường cần thực hiện một cách đồng bộ. Bên cạnh đó yếu tố góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công và hiệu quả các biện pháp trên là sự đồng tình ủng hộ, sự đầu tư thỏa đáng và kịp thời của các cấp, các ngành, của địa phương, của thành phố và của tỉnh; sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên và nhân dân. Chắc chắn 6 biện pháp sẽ mang lại hiệu quả cao góp phần trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian sớm nhất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận. 1. Kết luận.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Luận văn bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên để làm cơ sở, điểm tựa để phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập vùng ven thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, đánh giá công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập vùng ven thành phố Đà Lạt. Các biện pháp mà hiệu trưởng các trường đã thực hiện trong thời gian qua đã phần nào góp phần quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường. Tuy nhiên, các biện pháp đó chưa thực sự đạt hiệu quả cao, còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tích quy hoạch, thiếu tính hệ thống và nhất là chưa tạo được tính đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
Khắc phục những hạn chế từ các biện pháp mà hiệu trưởng 3 trường đang thực hiện, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp chủ yếu nhằm phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập vùng ven thành phố Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đã được khảo sát giá trị bằng phương pháp chuyên gia. Qua khảo sát cho thấy kết quả của các giải pháp đều mang tính cần thiết và tính khả thi cao, đáp ứng được giả thuyết khoa học mà tác giả đã nêu ra trong luận văn.
- Các giải pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Chúng vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau và chúng cần được tiến hành một cách đồng bộ hoặc ưu tiên cho một giải pháp nào đó trội hơn tùy thuộc vào từng đặc điểm của từng thời kỳ phát triển của mỗi nhà trường.