Nguyên nhân của những thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông (Trang 75 - 78)

- Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở

2.3.6.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế

- Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT nói chung và giáo viên các trường THPT công lập vùng ven thành phố Đà Lạt nói riêng được các cấp, các ngành và cán bộ quản lý các cấp quan tâm, tạo điều kiện về tinh thần và vật chất để đội ngũ phát triển ngang tầm với đội ngũ giáo viên các trường nội thành.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được quan tâm và đầu tư thỏa đáng. Đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị, năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ cũng như nội dung, phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên chưa đạt được kết quả theo mong muốn.

Việc tăng cường cơ sở vật chất, chính sách và chế độ đãi ngộ, tăng cường kinh phí cho các hoạt động giáo dục còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng và ngang tầm với những yêu cầu của thực tế xã hội với giáo dục và đào tạo.

Một bộ phận giáo viên chưa thực sự yên tâm công tác tại vùng ven thành phố còn nhiều khó khăn, hạn chế và vì chế độ lương còn thấp lại phải di chuyển với cự ly quá xa so với khu vực trung tâm thành phố.

Tiểu kết Chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập vùng ven thành phố Đà Lạt, tác giả nhận thấy: Việc phát triển đội ngũ giáo viên của các trường trong thời gian qua chỉ mới được thể hiện bước đầu; tập thể lãnh đạo các trường tuy đã có những biện pháp phát triển đội ngũ nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực hiện nay và chưa đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn nhằm xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đã được lãnh đạo các trường sử dụng trong thời gian qua mới dừng lại ở mức độ nhất định, còn bộc lộ những vấn đề cần được điều chỉnh, bổ sung như: Công tác lập kế hoạch, tuyển dụng chưa phù hợp với thực tế và chưa phát huy tác dụng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và các nội dung bồi dưỡng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Các biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên chưa được quan tâm kịp thời và thỏa đáng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tuy đã được đầu tư, trang bị nhưng chưa đáp ứng được việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay và cho tương lai, hiệu trưởng các trường THPT công lập vùng ven thành phố Đà Lạt cần có những biện pháp tích cực, hiệu quả trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng xây dựng trường chuẩn quốc gia. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn tới cần được xây dựng trên cơ sở tiếp cận đồng bộ các biện pháp quản lý và khắc phục những hạn chế mà các biện pháp đã đề xuất.

Xuất phát từ những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn nêu trên là dựa trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập vùng ven thành phố Đà Lạt. Hiệu trưởng các trường cần nhận thức sâu sắc công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT giai đoạn

2010-2020 vừa là một yêu cầu cấp thiết, vừa là một nhiệm vụ trọng tâm cho các trường tiến tới xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Việc phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên THPT các trường vùng ven thành phố Đà Lạt là cơ sở thiết yếu để đề ra những biện pháp hợp lý, hiệu quả đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên về mọi mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu… đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Lâm Đồng và cả nước trong giai đoạn mới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w