- Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở
3.3.6. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường
kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường
Để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, cần có một môi trường làm việc thuận lợi. Lý luận chỉ ra rằng một môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ và đoàn kết tạo động lực cho giáo viên.
Thực trạng cho thấy, Hiệu trưởng nhà trường chưa chú trọng tới những biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, chưa giữ chân được những giáo viên giỏi có kinh nghiệm ở lại trường.
3.3.6.1. Mục tiêu
Môi trường và cơ chế chính sách thuận lợi là động lực, điều kiện quan trọng để đội ngũ có cơ hội được học tập, rèn luyện, phát triển, và chỉ ở trong môi trường thuận lợi có cơ chế, chính sách phù hợp, năng lực, sở trường của mỗi cá nhân mới được phát huy, tác động trở lại môi trường, xây dựng môi trường càng thuận lợi hơn cho sự phát triển bền vững của mỗi tổ chức.
Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên.
Tạo niềm tin cho đội ngũ giáo viên tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Xây dựng tập thể sư phạm tốt, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, học tập lâu dài.
Hiệu trưởng nhà trường xác định đúng bản chất và ý nghĩa của một môi trường thuận lợi để chủ động tạo lập hay có những tác động đến các cấp quản lý tạo điều kiện để xây dựng môi trường tốt cho các hoạt động giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên.
3.3.6.2. Nội dung
Trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên đã được Đảng và Nhà nước quan tâm về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đời sống của đa số giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Nếu đội ngũ giáo viên được quan tâm và chăm lo đầy đủ thì chất lượng giáo dục ngày càng phát triển. Để chất lượng giáo dục không ngừng phát triển về mọi mặt, Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục cần có sự quan tâm thiết thực tới đội ngũ giáo viên bằng nhiều cách, bằng các công việc cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách, về bổ nhiệm, đãi ngộ, quyền lợi vật chất, tinh thần như: Chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, chế độ thử việc, ốm đau, thai sản, khen thưởng … khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc thanh toán các chế độ cho giáo viên.
- Nhà trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp nhằm tăng thêm thu nhập cho đội ngũ giáo viên từ nguồn quỹ của nhà trường như quỹ tương trợ, quỹ tình thương hoặc kêu gọi các tổ chức, cá nhân, những mạnh thường quân ủng hộ cho giáo dục, để giúp cho giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ốm đau, gia đình gặp phải hoạn nạn.
- Nhà trường tổ chức cho đội ngũ giáo viên được thăm quan, du lịch nghỉ dưỡng trong dịp hè, trong những ngày lễ lớn.
Môi trường bên ngoài: Là toàn bộ hệ thống chính trị, thiết chế và kinh tế văn hóa – xã hội nói chung và của thành phố nói riêng; chế độ, chính sách, các điều kiện phát triển giáo dục, các bên liên đới ngoài nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục; sự quan tâm và ý thức, trách nhiệm của CBCC, nhân nhân… với công tác giáo dục.
Môi trường bên trong: Được nêu chung cho cả Ngành từ Sở GD&ĐT đến các trường học, đó là toàn bộ hệ thống quản lý, chỉ đạo, cơ chế do chính Trường tạo ra trong triển khai các hoạt động giáo dục; là hệ thống trường lớp, các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục, cảnh quan môi trường sư phạm; là bầu không khí tâm lý, là sự nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện, năng lực, trách nhiệm, tình cảm của đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục và tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
3.3.6.3. Các bước thực hiện
Môi trường bên ngoài và cơ chế chính sách thuận lợi: Thể hiện ở sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành đến mọi mặt hoạt động giáo dục trong nhà trường và hệ thống giáo dục thành phố; ở mối quan hệ tốt, chặt chẽ, đồng bộ giữa Sở GD & ĐT, các trường với các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, nhân dân địa phương và xã hội; là hệ thống chính sách phát triển giáo dục từ trung ương đến địa phương.
Triển khai, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của Ngành về phát triển GD&ĐT, các chế độ chính sách cho đội ngũ. Mặt khác
tham mưu, đề xuất với các cấp, các ngành ban hành chế độ chính sách tạo thuận lợi cho sự phát triển GD&ĐT nói chung, thành phố Đà Lạt nói riêng (như tiền lương, tăng phụ cấp chức vụ từ tổ trưởng chuyên môn trở lên, phụ cấp cho Chủ tịch Công đoàn trường học, tăng ngân sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho các trường, cơ sở giáo dục...).
Tham mưu tích cực với các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Đà Lạt có chính sách ưu tiên phát triển giáo dục, cụ thể trên các mặt:
- Thứ nhất: xây dựng, mở rộng quy mô trường lớp (ưu tiên xây dựng trường chuẩn quốc gia), trang bị CSVC thiết bị, kỹ thuật (tập trung các thiết bị hiện đại cho công tác đổi mới giáo dục, ứng dụng CNTT trong QLGD và dạy học);
- Thứ hai: Có chính sách thỏa đáng về nhà ở cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT đóng trên địa bàn vùng ven thành phố Đà Lạt.
- Thứ ba: Về lĩnh vực phát triển đội ngũ giáo viên, UBND thành phố tăng cường ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ một nửa hay một phần học phí cho đội ngũ giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao giải thưởng cho những giáo viên đạt thành tích cao trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Tạo cơ chế và tăng quyền chủ động cho Trường trong công tác tài chính.
- Thứ tư: Về công tác xã hội hóa giáo dục, ban hành văn bản, chỉ thị yêu cầu các cấp, các ngành, nhân dân thành phố chăm lo, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục địa phương, có trách nhiệm hưởng ứng và hỗ trợ tích cực các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Ngành…, có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho giáo dục.
- Thứ năm: Đề xuất Thành ủy Đà Lạt, các Ban xây dựng Đảng thực sự tạo môi trường thuận lợi, quan tâm đến công tác phát triển Đảng, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ giáo viên.
- Thứ sáu: Tạo lập những mối quan hệ tốt với các bên liên đới trong và ngoài Ngành để thuận lợi trong triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ như: Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Yersin, Trường Chính trị Tỉnh.
Môi trường bên trong cơ chế chính sách thuận lợi: Là sự chỉ đạo, tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục của nhà trường; hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ, chính sách ưu đãi, khen thưởng… theo quy định (trên cơ sở Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của Nhà nước, của các Bộ, ngành Trung ương); quan hệ tốt giữa Sở với trường học, giữa các trường học, cấp học với nhau; sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường; ý thức, trách nhiệm trong công việc, không khí đoàn kết, phấn khởi; năng lực công tác của mỗi giáo viên; ý thức học tập, vươn lên, tích cực, chủ động, tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức của các em học sinh; cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện thiết yếu phục cho công tác dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục… Các biện pháp triển khai:
- Đẩy mạnh công tác đào, bồi dưỡng đội ngũ vì trong những hình thức và cách tiến hành biện pháp này là điều kiện rất tốt để xây dựng, tạo ra môi trường học tập, rèn luyện giao lưu bổ ích, là sân chơi thú vị, qua đó đội ngũ giáo viên trường học sẽ trưởng thành, phát triển nhanh chóng về mọi mặt.
- Luân chuyển đội ngũ giáo viên đưa họ vào hoàn cảnh, môi trường mới, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu là biện pháp kích thích năng lực tư duy, sáng tạo, nhu cầu phát triển của đội ngũ. Bố trí và sử dụng hợp lý năng lực, sở trường đội ngũ giáo viên cũng là biện pháp tạo ra môi trường thuận lợi để họ có thêm niềm
vui, động lực, phát huy cao nhất kinh nghiệm giảng dạy để làm việc, hướng dẫn, giúp đỡ hiệu quả đồng nghiệp hướng đến tạo lập, xây dựng một ê kíp làm việc tích cực, hiệu quả.
- Đội ngũ giáo viên được làm việc trong môi trường thuận lợi, ổn định giúp họ có điều kiện nâng cao “chất lượng” giảng dạy của mình. Nhà trường chú ý đến đội ngũ giáo viên, công nhân viên, đây là lực lượng chủ yếu trong trường học, quan tâm, động viên khuyến khích giáo viên, nhân viên đoàn kết, học tập, nâng cao chất lượng dạy và học, chủ động, tích cực tham gia các phong trào thi đua. Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật hiện đại phục vụ tốt cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp; duy trì chính sách điều động, bố trí cân đối, đồng bộ “chất lượng” giáo viên giữa các trường. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục phải cương quyết xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo cùng với việc có phương án thuyên chuyển công tác giáo viên, nhân viên thường xuyên gây mất đoàn kết nội bộ tại đơn vị. Đó là những việc làm tích cực để tạo ra môi trường luôn có không khí đoàn kết, tươi vui, phấn khởi và chỉ có như thế mới tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát triển.
Nhà trường cần chú ý tạo một môi trường hoạt động tương đối tự chủ, tự do cho đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho họ phát huy cá tính sáng tạo trong giảng dạy. Để tạo mối quan hệ tốt, kỷ cương nhưng không áp đặt, mệnh lệnh, Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên tổ chức đối thoại công khai, dân chủ giữa cán bộ quản lý với tập thể giáo viên (mỗi năm từ 1 đến 2 lần cán bộ quản lý trực tiếp đối thoại với giáo viên, công nhân viên trong trường) để hai bên cùng lắng nghe, giải quyết những vấn đề cần quan tâm, mặt khác có những hình thức động viên khuyến khích tránh tạo tâm lý tự ti trong quá trình làm việc của đội ngũ.
- Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng trong trường học, giữa CBQL với đội ngũ giáo viên, hoạt động thi đua tự thân sẽ tạo môi trường lành mạnh,
qua đó CBQL phải đề ra mục tiêu, danh hiệu cụ thể cho từng đợt, giai đoạn thi đua… để mỗi giáo viên căn cứ vào đó mà phấn đấu, rèn luyện. Cũng cần nghiêm túc với công tác thi đua khen thưởng bảo đảm đúng thực chất mới có tác dụng giáo dục, phát triển đội ngũ.
- Hiệu trưởng cần xây dựng môi trường bên trong thuận lợi cho sự phát triển vững chắc của nhà trường và chính bản thân hiệu trưởng phải là người có khả năng tập hợp được lực lượng của mình, xây dựng được giá trị niềm tin từ tập thể, điều này chỉ có được từ chính phẩm chất, năng lực của nhà quản lý. Vì vậy, CBQL phải xác định để có một CBQL trường học ngoài việc thường xuyên rèn luyện bản thân, phải luôn biết quan tâm toàn diện đến tập thể, tạo những điều kiện thuận lợi cho đội ngũ được học tập, nâng cao trình độ, được giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục trong những điều kiện tốt nhất, luôn được làm việc trong sự tin tưởng của cấp trên, trong bầu không khí tâm lý phấn khởi, tươi vui; phải biết tạo môi trường học tập tích cực cho các em học sinh, xây dựng và hình thành cho các em nhân cách sống trong môi trường thân thiện, tích cực thông qua các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường. Cùng với các chế độ chính sách và sự đầu tư về mọi mặt của Nhà nước, của Ngành còn phải biết chủ động, sáng tạo xây dựng thêm cơ chế, chính sách riêng của đơn vị, đầu tư thêm về CSVC, thiết bị hiện đại cho dạy học và quản lý, trang phục, thiết bị phục vụ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của giáo viên và học sinh, xây dựng công trình thiết yếu, cảnh quan môi trường...; tổ chức các hình thức hợp lý để tăng thu nhập, hỗ trợ kinh phí việc học tập, tự bồi dưỡng cho đội ngũ, tổ chức tham quan học tập các mô hình giáo dục, quản lý tốt, đẩy mạnh dân chủ cơ sở, phát huy trí tuệ tập thể, tổ chức đồng bộ hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong trường, tạo sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các bộ phận, tranh thủ sự chỉ đạo, quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, phụ huynh và nhân dân.
Nội dung và biện pháp xây dựng môi trường, cơ chế chính sách thuận lợi mà Hiệu trưởng xây dựng và triển khai thực hiện tốt sẽ là điều kiện để cán bộ quản lý trường học phát triển về mặt chất lượng một cách vững chắc, có chiều sâu. Hiệu trưởng cũng sẽ tạo được sự đồng bộ trong cơ cấu giữa các thành viên trong trường. Đồng thời tạo sự ổn định, phát triển của nhà trường trong việc hoàn thành mục tiêu cấp học.
Bên cạnh việc tạo môi trường làm việc thuận lợi và đề ra chính sách khen thưởng phù hợp thì hình thức trách phạt cũng góp phần không nhỏ trong việc đào tạo, bồi dưỡng.
Đối với một số giáo viên, khen thưởng không phải là động lực chính để họ tham gia các lớp, các đợt đào tạo, bồi dưỡng vì họ cho rằng việc hỗ trợ đó không giúp gì nhiều và không làm thay đổi cuộc sống của họ. Do vậy, bên cạnh việc khen thưởng thì biện pháp trách phạt cũng đã góp phần đưa một bộ phận đội ngũ giáo viên vào nề nếp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Biện pháp trách phạt được thể hiện ở những hình thức sau:
Một là: Nếu giáo viên không tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định thì tiến hành kiểm điểm từ cấp tổ sau đó mang ra kiểm điểm tại Hội đồng sư phạm nhà trường. Với hình thức này không có tính giáo dục, răn đe thì áp dụng hình thức mạnh hơn.
Hai là: Đủ thời gian nhưng không tiến hành nâng lương, thậm chí hạ một bậc lương để họ có ý thức và trách nhiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng.
Ba là: Trường hợp hạ một bậc lương vẫn không làm họ thay đổi thì có thể đề nghị cấp có thẩm quyền buộc thôi việc.
Với các hình thức trách phạt như đã trình bày ở trên, một mặt nhằm đưa công tác đào tạo, bồi dưỡng đi vào nề nếp, mặt khác nhằm răn đe, chấn chỉnh đội ngũ để công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả.
3.3.6.4. Điều kiện thực hiện
Trước hết phải khẳng định trong các năm qua, giáo dục thành phố Đà Lạt đã được đầu tư tương đối toàn diện trong việc xây dựng trường lớp, cảnh quan, môi trường, trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại…đáp ứng khá tốt cho các hoạt động quản lý và giáo dục. Vì vậy trước yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới công tác quản lý chắc chắn các trường học thành phố sẽ nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân thành phố.
Thành phố Đà Lạt là trung tâm văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng, hội thảo