Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và giáo dục thành phố Đà Lạt 1 Địa lý tự nhiên và kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông (Trang 34 - 35)

2.1.1. Địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội

Đà Lạt có diện tích tự nhiên 393,29 km2 với số dân 256,593 người (2009), mật độ 469 người/ Km2. Đà Lạt được mọi người biết tới và được gắn với cái tên rất thơ mộng là thành phố Hoa của Lâm Đồng và của cả nước. Thành phố Đà Lạt tiếp giáp với các huyện trong tỉnh: phía bắc giáp Huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng.

Trải qua hơn 115 năm hình thành và phát triển, Đà Lạt đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng, đồng thời là một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng của cả nước và khu vực.

Trước năm 1975, Đà Lạt là thị xã thuộc tỉnh Tuyên Đức, sau ngày đất nước thống nhất, năm 1976 thị xã Đà Lạt trở thành một thành phố đô thị loại 3. Năm 1999, thành phố Đà Lạt được công nhận là đô thị loại 2. Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại I vào ngày 24 tháng 3 năm 2009. Đây là một trong 4 đô thị loại I thuộc tỉnh cùng với Nha Trang, Huế và Vinh. Thành phố Đà Lạt có 12 phường và 4 xã: Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường và Trạm Hành. Theo quy hoạch chung thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 thành phố Đà Lạt là “Trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng, là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng; một trong những trung tâm du lịch, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng và cả nước; một trong

những trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của cả nước; là khu vực sản xuất chế biến rau và hoa chất lượng cao để phục vụ cho nhân dân trong cả nước và xuất khẩu; có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng”.

Trong những năm 1990, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GDP) bình quân hằng năm là 13%, cao hơn mức trung bình của cả nước và toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 16%, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của thành phố Đà Lạt đạt 13,4 triệu đồng/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng về du lịch – dịch vụ từ 51,13% (1993) lên 72,1% (2008), công nghiệp – xây dựng từ 23,45% giảm xuống còn 16,1% và trên lĩnh vực nông – lâm nghiệp ở mức 25,42% giảm xuống còn 11,8%.

Sự phát triển nhanh chóng và vững chắc về kinh tế – xã hội cùng với những nét đặc trưng của khí hậu, thiên nhiên của miền cao nguyên giàu tiềm năng du lịch, nghỉ dưỡng, nơi tổ chức hội thảo, hội nghị quốc gia, nghiên cứu khoa học lý tưởng... sẽ là điều kiện thuận lợi để giáo dục Đà Lạt càng có cơ hội phát triển, cất cánh trong tương lai không xa.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông (Trang 34 - 35)