- Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở
2.3.1. Công tác đánh giá giáo viên hàng năm theo chuẩn
Trước khi Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ra đời, công tác đánh giá giáo viên hàng năm vẫn được tiến hành đều đặn và cũng đã mang lại những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, việc đánh giá giáo viên nhiều khi còn mang cảm tính, mang tính định tính nhiều hơn là định lượng. Nhưng dù sao đi chăng nữa thì trong một thời gian dài, phương pháp đánh giá giáo viên theo cách cũ cũng đã góp phần quan trọng trong việc đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên hàng năm. Kể từ khi Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS & THPT được ban hành thì công tác đánh giá GV gặp thuận lợi hơn. Tuy nhiên kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên cho thấy, quy trình đánh giá nhiều khi chưa được thực hiện đúng hoặc còn hình thức. Ví dụ đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống chỉ mang tính định tính, tập thể hoặc cá nhân Hiệu trưởng đánh giá chỉ nhìn vào những mặt tích cực bên ngoài mà đội ngũ giáo viên đạt được như không vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; không vi phạm những quy định của Ngành và không vi phạm đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên lại không đi sâu tìm hiểu những vấn đề bên trong như những mâu thuẫn của đội ngũ giáo viên tại khu cư trú, những mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ gia đình; những biểu hiện vi phạm đạo đức thuộc thuần phong mỹ tục của gia đình, dòng họ, quê hương... Hoặc việc đánh giá năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, về vấn đề này hầu hết các Hiệu trưởng các trường được phỏng vấn thì công tác này ít được quan tâm. Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý chỉ coi trọng chất lượng giảng dạy của giáo viên trên lớp, tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh đạt học sinh tiên
tiến, học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT, thi đỗ các trường đại học, cao đẳng mà xem nhẹ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bản thân đội ngũ cũng như việc quan tâm, tìm hiểu tới đối tượng học sinh và môi trường giáo dục nơi công tác (Xem câu hỏi tại Phụ lục số 4: Phiếu phỏng vấn Hiệu trưởng, giáo viên).