Đào tạo và bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông (Trang 65 - 70)

- Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở

2.3.3. Đào tạo và bồi dưỡng

Muốn “Giáo dục là quốc sách”, thầy cô là những “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là “nghề cao quý trong những nghề cao quý”… Công tác đào tạo và bồi dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng và to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực sư phạm đã được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm và quý trọng. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ GV là việc làm thường xuyên và quan trọng nhất đối với CBQL các cấp.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: Từ năm học 1998 trở về trước, các lớp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đều được phân bổ kinh phí đào tạo, người được cơ quan cử đi học không những không phải đóng học phí mà còn được hỗ trợ cấp sinh hoạt phí, tiền tài liệu, tiền lưu trú và tiền tàu xe đi về. Hiện nay, cơ chế tài chính cho công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên được thực hiện như sau:

- Trước năm 2008, Sở GD-ĐT thông báo chỉ tiêu cử đi đào tạo nâng chuẩn đã được thông qua Sở Nội vụ cho các trường và các huyện, thị. Hiện nay, thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của UBND tỉnh, các trường THPT chủ động tuyển chọn giáo viên cho đi đào tạo nâng chuẩn trên cơ sở kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp.

- Đối với giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ được các cấp quản lý giáo dục cho đi đào tạo trong thời gian nghỉ hè bằng nguồn kinh phí tự túc của cá nhân và được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Giáo viên đi học thạc sĩ, nghiên cứu sinh được Tỉnh chi trả học phí, hỗ trợ tiền tài liệu, tiền lưu trú và trợ cấp đi học, được khen thưởng với mức 10 triệu đồng sau khi tốt nghiệp được cấp bằng thạc sĩ và 20 triệu đồng nếu có bằng tiến sĩ. Nguồn kinh phí trên do UBND Tỉnh chi trả theo quyết định 15/QĐ-UB về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp và tiền thưởng đối với cán bộ công chức, viên chức đi học trong nước.Qua khảo sát thực tế 100 giáo viên của 3 trường cho chúng ta được kết quả như sau:

Bảng 2.18: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng

STT T

Tiêu chí Phần đánh giá Giá trị

TBTốt Tốt 3 Khá 2 TB 1 Yếu 0

1 Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn 45 48 7 0 2.38

2 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 40 55 5 0 2.35

3 Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị 55 40 5 0 2.5 4 Bồi dưỡng phương pháp luận, NCKH 25 60 15 0 2.1 5 Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước 30 60 10 0 2.2

6 Bồi dưỡng về ngoại ngữ 10 70 20 0 1.9

7 Bồi dưỡng về tin học 70 25 5 0 2.65

8 Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý 30 65 5 0 2.25

9 Bồi dưỡng nâng cao trình độ (Thạc sĩ,

tiến sĩ) 30 35 35 0 1.95

10 Bồi dưỡng đạt chuẩn quốc gia, quốc tế 10 35 55 0 1.55 Căn cứ vào bảng thống kê thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho ta thấy việc chệch hướng trong quản lý giáo dục các cấp của tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được trình bày ở trên là rất quan trọng và cần thiết. Đồng thời công tác đào tạo, bồi dưỡng được các cấp quản lý

giáo dục hết sức quan tâm. Song qua khảo sát thì kết quả cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng của giáo dục Lâm Đồng bộc lộ nhũng hạn chế cần làm tốt hơn nữa.

Trong 10 tiêu chí đưa ra để khảo sát thì tiêu chí 7 “Bồi dưỡng về tin học” được đánh giá cao nhất với điểm bình quân X = 2.65 xếp ở thứ bậc 1/10. Quả thực trong những năm qua, các cấp quản lý giáo dục Lâm Đồng rất tâm đến việc bồi dưỡng trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên trong thực tế, trình độ tin học của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập. Một bộ phận đội ngũ giáo viên độ tuổi từ 45 đến 60 tuổi việc cập nhật và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận giáo viên trẻ sử dụng được nhưng ở mức độ căn bản. Như vậy việc bồi dưỡng trình độ tin học được đánh giá và xếp thứ hạng cao nhất nhưng thực tế thì trình độ tin học của đội ngũ giáo viên tiếp tục cần được bồi dưỡng.

Các tiêu chí được xếp hạng thứ 2 là tiêu chí 3 “Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị”, xếp hạng thứ 3 là tiêu chí 1 “Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn” và xếp hạng thứ 4 là tiêu chí 2 “Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”. Tuy nhiên, thứ tự xếp hạng 2,3,4 cho 3 tiêu chí trên nhưng điểm trung bình chỉ đạt

X = 2.5 và dưới X = 2.5 điểm. Đây là 3 tiêu chí giữ vị trí quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Đối với tiêu chí 3 “Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị” điểm trung bình đạt X = 2.5 điểm nhưng trong thực tế trình độ lý luận chính trị của đội ngũ giáo viên quả thực còn rất thấp.

Các tiêu chí xếp ở thứ hạng thấp như tiêu chí “Đào tạo nâng cao trình độ (Thạc sĩ, tiến sĩ)”, Tiêu chí “Bồi dưỡng về ngoại ngữ”, Tiêu chí “Bồi dưỡng đạt chuẩn quốc gia, quốc tế”. Những tiêu chí này điểm trung bình chỉ đạt dưới X = 2.0 điểm. Chứng tỏ công tác bồi dưỡng cho các tiêu chí này là còn rất yếu. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm và đầu tư thích đáng để công tác này đạt hiệu quả cao hơn.

Ưu điểm:

Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng GV được thay đổi và phân bổ kịp thời. Sinh viên sư phạm được miễn học phí do vậy chất lượng đầu vào của sinh viên cao hơn kéo theo đội ngũ GV mới ra trường có năng lực và trình độ nhất định. Chế độ chính sách cho GV đi học nhìn chung được chi trả đầy đủ, kịp thời và đáp ứng được nhu cầu trang trải cho việc học tập.

Hạn chế:

Định mức chi và chế độ chi cho giáo viên đi học tuy đã có sự thay đổi theo chiều hướng thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu của người học Ngành sư phạm. Tuy nhiên, mức hỗ trợ còn thấp, người học vẫn phải tự túc kinh phí cho việc học tập là chính.

Đánh giá về biện pháp đào tạo, bồi dưỡng:

Ưu điểm: Công tác đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho giáo viên các trường công lập trên địa bàn thành phố Đà Lạt có những ưu điểm là: Sở GD- ĐT và Bộ GD-ĐT hàng năm đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngay từ đầu năm học; việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên có nề nếp và đạt hiệu quả theo kế hoạch đã vạch ra. Đội ngũ giáo viên xác định rõ ý thức và trách nhiệm về công tác tự học, tự bồi dưỡng, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chính bản thân. Nội dung bồi dưỡng hàng năm thiết thực hơn, tài liệu bồi dưỡng, các phương tiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng được chuẩn bị đầy đủ và khá tốt. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả sau bồi dưỡng đã được chú trọng và đã đánh giá thực chất hơn mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác bồi dưỡng giáo viên hàng năm đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên một cách toàn diện cả về nhận thức lẫn trang bị, bổ sung kiến thức mới một cách có hệ thống. Từ đó, giúp cho đội ngũ giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học góp phần thực hiện tốt nội dung, chương trình sách giáo khoa mới.

Thông qua công tác bồi dưỡng giúp cho giáo viên tiếp thu một cách có hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục về chủ trương đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa phổ thông theo hướng hiện đại đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Qua việc bồi dưỡng, đội ngũ giáo viên được tham gia đóng góp những ý kiến của mình vào công tác cải cách chương trình sách giáo khoa ngày càng hiện đại hơn. Đội ngũ giáo viên cũng được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới, tập huấn sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại nhằm tạo ra các tiết học sinh động, học sinh học hứng thú hơn và kết quả học tập của học sinh đạt hiệu quả cao hơn.

Một số tồn tại:

Bên cạnh những ưu điểm mà công tác bồi dưỡng đem lại cho đội ngũ giáo viên thì vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được điều chỉnh cho phù hợp và thực sự có hiệu quả. Đó là: Hình thức bồi dưỡng hàng năm chưa đa dạng, phong phú vẫn còn nặng về lý luận, lý thuyết mà chưa chú ý nhiều đến việc thực hành, chưa gắn với thực tế. Giáo viên được tập huấn về không truyền đạt đầy đủ những nội dung đã tiếp thu được. Do vậy, việc bồi dưỡng hàng năm cho giáo viên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh phí và thời gian. Công tác quản lý việc bồi dưỡng của các cấp quản lý chưa thực sự khoa học và chặt chẽ, thời gian bồi dưỡng còn ít so với nội dung cần bồi dưỡng. Cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc bồi dưỡng còn thiếu, chất lượng không được tốt, độ chính xác chưa cao nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bồi dưỡng giáo viên hàng năm.

Về phía giáo viên được bồi dưỡng: Một bộ phận giáo viên chưa xác định đầy đủ động cơ học tập, bồi dưỡng, chưa giành nhiều thời gian, công sức cho việc học tập. Việc học tập, bồi dưỡng còn đối phó. Hơn nữa do tâm lý của giáo viên, người báo cáo viên chính là đồng nghiệp hiện đang công tác

trực tiếp với mình nên không có tính thuyết phục và không tạo hứng thú cho người được bồi dưỡng.

Về phía Hiệu trưởng nhà trường: Công tác bồi dưỡng hàng năm luôn bị động về mặt thời gian vì công tác bồi dưỡng thường gần kề với ngày tựu trường. Cho nên, việc bố trí, sắp xếp, tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập bồi dưỡng gặp không ít khó khăn.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w