Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông (Trang 111 - 116)

- Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở

3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

đề xuất

Tác giả đã tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến và xem xét quan điểm của đội ngũ chuyên gia trong công tác quản lý giáo dục về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tổng số 50 người được hỏi, trong đó:

- Cán bộ quản lý của các trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng - Tổ trưởng, phó tổ trưởng chuyên môn

- Giáo viên có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy

Phát triển đội ngũ giáo viên BP 1 BP 6 BP 5 BP 3 BP 4 BP 2

Bảng 3.1. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp

TT Giải pháp Rất cầnthiết Cần thiết cần thiếtKhông X Thứ bậc

SL % SL % SL %

01

Chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trung học phổ thông

50 100 0 0 0 0 150 3.00 1

02

Đổi mới công tác đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên chuẩn nghề nghiệp

46 92.0 4 8.0 0 0 146 2.92 2

03

Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo

38 88.0 12 12.0 0 0 136 2.88 4

04

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng kiến thức mới vào thực tế

30 60.0 20 40.0 0 0 130 2.60 6

05

Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường trong nội thành

35 70.0 15 30.0 0 0 135 2.70 5

06

Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường

45 90.0 5 10.0 0 0 145 2.9 3

Điểm trung bình chung X 2.83

Qua bảng 3.1 ta thấy 100% CBQL và giáo viên của 3 trường được khảo sát nhận thấy 6 biện pháp đều cần thiết.

Mức rất cần thiết thể hiện ở các mức độ khác nhau nhưng cả 6 biện pháp đều đạt từ 60% trở lên, thể hiện:

Mức cao nhất ở biện pháp 1 “Giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trung học phổ thông” đạt 100% ý kiến đánh giá là rất cần thiết.

Các biện pháp được đánh giá mức độ rất cần thiết đạt từ 88 đến 92% là biện pháp 2 “Đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên chuẩn nghề nghiệp”, biện pháp 3 “Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo”, và biện pháp 6 “Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường”.

Mức độ rất cần thiết từ 60 đến 70% rơi vào biện pháp 4 “Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng kiến thức mới vào thực tế” và biện pháp 5 “Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường trong nội thành”. Đối với biện pháp 4 được đánh giá đạt 60% cho ta thấy một số cán bộ quản lý chưa mạnh dạn và chưa tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên ứng dụng kiến thức mới vào thực tế vì họ còn e ngại sợ ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường nhất là chất lượng thi tốt nghiệp. Đối với biện pháp 5 được đánh giá đạt 70% cho ta thấy đa số đội ngũ giáo viên trẻ muốn giao lưu, học tập kinh nghiệm còn 30% còn lại rơi vào đội ngũ giáo viên đã công tác lâu năm, ngại giao lưu, tiếp cận cái mới.

Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT được đề xuất:

Kết quả Phiếu trưng cầu tại Bảng 3.2 dưới đây cho thấy đa số CBQL và giáo viên của 3 trường cho rằng cả 6 biện pháp đề xuất đều mang tính khả thi.

- Biện pháp đạt từ 90% trở lên mang tính khả thi là biện pháp 1 “Giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trung học phổ thông”, biện pháp 2 “Đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên chuẩn nghề nghiệp”, và biện pháp 6 “Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường”.

- Có 1 biện pháp có 86% khả thi là biện pháp 3 “Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo”.

- Có 1 biện pháp có 70 % khả thi là biện pháp 5 “Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường trong nội thành”.

- Biện pháp được đánh giá là ít khả thi nhất là biện pháp 4 “Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng kiến thức mới vào thực tế” với 60% khả thi.

Trong 6 biện pháp đưa ra thì có biện pháp 5 “Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường trong nội thành” có 10% đánh giá là không khả thi. Nguyên nhân của việc không khả thi chủ yếu là do đội ngũ giáo viên đã có thâm niên công tác lâu năm ngại giao lưu, tiếp cận cái mới như đã trình bày ở trên; nguyên nhân do nguồn kinh phí của nhà trường hạn chế nên không thể hỗ trợ cho công tác này và một nguyên nhân rất cơ bản là do đội ngũ giáo viên ở các bộ môn còn mỏng nếu tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên trẻ được giao lưu, học tập thì sẽ rất khó khăn cho công tác giảng dạy của nhà trường.

Bảng 3.2. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp STT Giải pháp Khả thi Ít khả thi Không khả thi X Thứ bậc SL % SL % SL % 01 Chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trung học phổ thông

47 94.0 3 6.0 0 0 147 2.94 1

02

Đổi mới công tác đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên chuẩn nghề nghiệp

43 86.0 7 14.0 0 0 143 2.86 3

03

Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo

45 90.0 5 10.0 0 0 145 2.90 2

04

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng kiến thức mới vào thực tế

29 58.0 21 42.0 0 0 130 2.58 6

05

Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường trong nội thành

36 72.0 9 18.0 5 10.0 131 2.62 5

06

Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường

35 70.0 15 30.0 0 0 135 2.70 4

Điểm trung bình chung X 2.76

Biểu đồ 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT do các chuyên gia đánh giá:

Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT do các chuyên gia đánh giá.

STT TT

Giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi

X Thứ bậc X Thứ bậc

01

Chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trung học phổ thông

3.0 1 2.94 1

02

Đổi mới công tác đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên chuẩn nghề nghiệp, gắn với mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia

2.92 2 2.86 3

03

Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo

2.88 4 2.90 2

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông (Trang 111 - 116)