Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông (Trang 70 - 72)

- Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở

2.3.5. Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên

Bảng 2.19. Khảo sát công tác thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên

STT Tiêu chí Phần đánh giá Giá trị

TB

3 2 1 0

1 Nâng cao thu nhập cho giáo viên 10 70 20 0 1.9 2 Tổ chức các hoạt động văn hóa cho GV 50 50 0 0 2.5 3 Tổ chức các hoạt động TDTT cho GV 60 40 0 0 2.6 4 Tổ chức tham quan học tập, nghỉ mát

cho giáo viên 20 35 45 0 1.75

5 Quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ khi giáo viên

gặp khó khăn 15 55 30 0 1.85

6 Giải quyết chế độ khen thưởng công

bằng, hợp lý 55 40 5 0 2.5

7 Có chế độ khuyến khích giáo viên giỏi,

học sinh giỏi trong nhà trường 43 48 9 0 2.34 8

Sử dụng ngân sách hợp lý thông qua quy chế chi tiêu nội bộ; kích thích sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục

40 55 5 0 2.35

Nhìn vào bảng khảo sát cho ta thấy: Mức độ thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên của 3 trường được khảo sát là không đồng đều. Tiêu chí được đánh giá cao nhất là tiêu chí 3 “Tổ chức các hoạt động TDTT cho giáo viên” vì đại đa số giáo viên đều ở tập thể hoặc ở trọ gần trường và lại là số giáo viên trẻ thích tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Nhà trường quan tâm nhưng mới chỉ dừng lại ở việc động viên về mặt tinh thần, có quan tâm và đầu tư kinh phí thì chỉ được thể hiện qua các cuộc thi do cấp trên tổ chức. Hai tiêu chí được đánh giá và có số điểm trung bình X = 2.5 điểm là tiêu chí 2 “Tổ chức các hoạt động văn hóa cho giáo viên” và tiêu chí 6 “Giải quyết chế độ khen thưởng công bằng, hợp lý”. Đối với tiêu chí 6 được đánh giá cao nhưng thực tế mức độ khen thưởng chưa tương xứng với công lao đóng góp của đội ngũ, chưa thực sự tạo ra phong trào thi đua rộng khắp trong đội ngũ giáo viên. Các tiêu chí xếp ở thứ hạng thấp là tiêu chí 1, 4 và 5. Các tiêu chí này giữ vị trí đặc biệt quan trọng nhưng lại chưa được

quan tâm, đầu tư một cách thỏa đáng. Việc nâng cao thu nhập cho giáo viên hầu như không thực hiện được vì không có nguồn thu nào khác ngoài ngân sách nhà nước cấp, đội ngũ giáo viên cũng không thể tăng thu nhập từ nguồn dạy thêm vì địa bàn đại đa số là học sinh con em dân tộc đời sống còn nhiều khó khăn; Việc quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ khi giáo viên gặp khó khăn cũng không có nguồn kinh phí nào khác mà chủ yếu dựa vào sự đóng góp hàng tháng của giáo viên để thăm hỏi; Việc tổ chức tham quan học tập, nghỉ mát cho giáo viên cũng không triển khai được vì không có kinh phí, nếu có tổ chức được thì kinh phí chủ yếu là tiền tiết kiệm của giáo viên hàng tháng đóng góp để cuối năm hoặc các kỳ nghỉ anh chị em giáo viên tự tổ chức để tăng thêm sự đoàn kết cũng như giải trí để bớt sự vất vả trong công tác.

Như vậy, đối với các trường công lập vùng ven thành phố Đà Lạt cũng giống như các trường công lập đóng trên địa bàn các huyện của tỉnh Lâm Đồng. Đội ngũ giáo viên ngoài lương và các khoản phụ cấp theo lương thì không có nguồn thu nhập nào thêm. Đại đa số giáo viên vùng ven đều là giáo viên tăng cường ở các vùng miền khác nhau về công tác. Họ không có nhà ở, đất đai nên đa số giáo viên gặp rất nhiều khó khăn về vật chất. Một số giáo viên có gia đình vợ hoặc chồng không công tác cùng ngành thì nhà chủ yếu ở các phường trong nội thành nên việc đi lại gặp không ít những khó khăn. Một bộ phận ít giáo viên không khắc phục được khó khăn họ đã xin thôi việc để chuyển công tác khác hoặc làm nghề tự do. Mặc dù vậy với lòng yêu nghề, nhiều giáo viên đã khắc phục mọi khó khăn để tiếp tục công tác và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông (Trang 70 - 72)