Các thị trấn, thị tứ (TT1 – TT10)

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 173 - 175)

Bao gồm 8 thị trấn huyện lỵ hiện có và các thị trấn, thị tứ thành lập mới được mở rộng phát triển trở thành các trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại vùng nông thôn. Tại các thị trấn này sẽ đẩy mạnh phát triển các chức năng về công cộng, y tế, giáo dục, thương mại và văn hóa song song với vai trò trung tâm hành chính chính trị của huyện.

Các quy định quản lý phát triển như sau:

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng

• Trung tâm hành chính, chính trị cấp huyện

• Trung tâm dịch vụ công cộng, hỗ trợ sản xuất và đầu mối hạ tầng kỹ thuật cho vùng nông thôn.

Quy mô /mật độ • Quy mô dân số: 10 - 30 nghìn người / thị trấn • Mật độ dân số: 4.000 người/km2

Định hướng chính

• Phát triển mở rộng các thị trấn hiện hữu theo hướng tăng cường các chức năng về dịch vụ công cộng, hỗ trợ sản xuất và cung cấp các tiện ích công cộng cho khu vực vùng huyện.

• Hình thành các trung tâm về dịch vụ công cộng cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, vui chơi giải trí, tài chính, thông tin; các trung tâm hỗ trợ sản xuất như cụm công nghiệp tập trung, trung tâm chuyển giao công nghệ, trung tâm quảng bá giới thiệu sản phẩm...;

• Quản lý chặt về không gian kiến trúc, môi trường, hạn chế việc phát triển đô thị dọc các tuyến đường ảnh hưởng tới an toàn giao thông và hoạt động thị trấn.

• Cải tạo, dịch chuyển trung tâm các thị trấn ra xa các tuyến đường quốc lộ. Không phát triển bám dọc các tuyến đường chính của đô thị.

• Các dịch vụ về y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, thương mại và hỗ trợ sản xuất được bố trí thành các trung tâm tập trung, đảm bảo tiếp cận và sử dụng thuận lợi của mọi người dân trong vùng.

• Các thị trấn nằm gần với các khu vực phát triển du lịch cần tăng cường các công trình dịch vụ hỗ trợ du lịch.

• Hình thành mạng lưới không gian xanh, công viên vui chơi giải trí tại các thị trấn. Các chỉ tiêu kinh tế

kỹ thuật chinh

• Đất dân dụng đô thị: 80 – 90 m2/người

• Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam.

Chiều cao công trình • Xây dựng cao tầng tại các vị trí trung tâm thị trấn tạo điểm nhấn không gian đô thị. • Xây dựng thấp tầng tại các khu vực chức năng.

Mật độ xây dựng

• Kiểm soát mật độ xây dựng tại các khu vực đô thị hiện hữu. Không cho phát triển mật độ cao.

• Xây dựng mật độ cao tại khu vực trung tâm huyện lỵ.

• Xây dựng mật độ thấp và trung bình tại các khu vực chức năng đô thị. Hạ tầng xã hội

• Phát triển các đơn vị ở sinh thái tại các khu vực thị trấn để đáp ứng nhu cầu ở của nhân dân trong khu vực nông thôn và nhu cầu nhà ở của nhân dân làm việc tại các khu vực đô thị.

• Cải tạo, nâng cấp quỹ nhà ở hiện có theo hướng bổ sung các công trình trường học, trạm y tế và hạ tầng kỹ thuật.

• Phát triển các dự án nhà ở đồng bộ, gắn kết hài hòa với các điểm dân cư nông thôn hiện hữu tại khu vực.

• Nghiên cứu phát triển các mẫu nhà ở mới phù hợp với điều kiện sản xuât, ứng phó được

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Hạng mục Quy định quản lý

với thiên tai.

• Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mạng lưới y tế xã, phường.

• Phát triển các công trình văn hóa phù hợp với đặc trưng lối sống tại địa phương.

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

• Kiểm soát các tuyến kết nối với thành phố trung tâm và các đô thị khác.

• Các thị trấn nằm trong vùng ngoại ô phát triển sinh thái nông nghiệp và du lịch, được kết nối với đô thị trung tâm, các đô thị khác và vùng xung quanh bằng các tuyến đường bộ: đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện; đường sắt ngoại ô; đường thủy. • Phát triển hệ thống giao thôngtrên cơ sở hệ thống đường hiện có kết hợp xây dựng mới

đảm bảo thống nhất đồng bộ và hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù của các thị trấn, đảm bảo liên hệ nhanh chóng với đô thị trung tâm và các đô thị khác.

• Hệ thống các công trình phục vụ giao thông đáp ứng đủ nhu cầu và được xây dựng hiện đại. Dành đủ đất bố trí bãi đõ xe ôtô công cộng.tại các khu vực trung tâm thị trấn

• Hạn chế san nền, đào đắp phá vỡ địa hình tự nhiên.Giữ nguyên cao đô nền khu vực làng xóm. Tiêu thoát theo chế độ thủy lợi khu vực.

• Xây dưng hệ thống thoát nước mưa riêng, đồng bộ cho cả khu làng xóm cũ và khu đô thị mới. Kiến cố hóa hệ thống mương tiêu thủy lợi đi qua đô thị.

• Nguồn cấp nước tuân thủ theo quy hoạch. Xây dựng trạm bơm tăng áp tại chỗ đảm bảo áp lực nước, lưu lượng nước.

• Hệ thống thoát nước thải: riêng hoàn toàn. Xử lý nước thải bán tập trung tại các trạm xử lý nước thải của từng lưu vực.

• Xử lý chất thải rắn tập trung tại khu xử lý chất thải rắn theo quy hoach. • Sử dụng nghĩa trang tập trung theo quy hoạch.

• Kiểm soát ô nhiễm trong đô thị và khu vực làng nghề. Đảm bảo tỷ lệ cây xanh đô thị. • Khoanh vùng bảo vệ và phát triển hệ sinh thái trong khu vực.

Được phép, Khuyến khích

• Tập trung vào các mục đích nhà chung cư thấp tầng, các dự án nhà ở sinh thái • Tập trung, hợp khối các trung tâm hành chính hiện hữu

• Phát triển các làng nghề truyền thống hỗ trợ cho du lịch thủ đô.

• Khai thác các yếu tố cây xanh, mặt nước và cảnh quan hiện có tại khu vực để tạo không gian, thẩm mỹ đô thị.

Được phép có điều kiện

• Mở rộng phạm vi phát triển đô thị sang các xã kế cận để phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ về các chức năng trung tâm huyện lỵ.

• Phát triển các công trình, chức năng phục vụ chung cho vùng nông thôn và hỗ trợ các đô thị kế cận.

• Có thể xây dựng công trình cao tầng tại một số vị trí đặc biệt. Không được phép • Phát triển dọc theo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ

• Mọi xâm phạm tác động tới hành lang cách ly các tuyến hạ tầng.

Quy định khác • Triển khai các nghiên cứu quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết cụ thể ở giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 173 - 175)