Chuỗi khu đô thị phía đông đường vành đai 4 (khu D)

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 119 - 136)

Ranh giới: Phía Bắc giáp đê sông Hồng đoạn qua huyện Đan Phượng, phía Tây giáp đường vành đai 4, phía Nam giáp đê sông Hồng đoạn qua huyện Thường Tín, phía Đông giáp vành đai xanh sông Nhuệ.

Đô thị trung tâm được mở rộng về phía Tây và phía Nam và giới hạn phát triển đến đường vành đại 4. Khu vực phát triển mới này được tách với khu vực nội đô bằng vành đai xanh sông Nhuệ và giới hạn thành các khu đô thị Đan Phượng, Hoài Đức, An Khánh, Hà Đông, Thanh Trì bằng các nêm xanh.

Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 1,2 – 1,4 triệu dân( đã bao gồm dân số trong vành đai xanh sông Nhuệ và nêm xanh trong khu D). Dân số tối đa là 1,7 triệu người (2050).

Đô thị mở rộng nằm trong vùng kiểm soát của đô thị trung tâm có tính chất là đô thị ở, dịch vụ và thương mại tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí. Là không gian có các công trình văn hóa, lịch sử của quốc gia.

Khu đô thị mới hiện đại có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ đáp ứng cho sinh hoạt dân cư và các hoạt động công sở, văn phòng. Đảm bảo bố trí quỹ đất cho di dời trong nội đô và một số dự án trong vành đai xanh và nêm xanh.

Chuỗi khu đô thị này được liên kết với nhau bằng tuyến đường vành đai 3,5. Tại các điểm giao cắt giữa tuyến vành đai 3,5 và các trục giao thông hướng tâm được phát triển đô thị theo mô hình TOD, phát triển các tổ hợp đa chức năng, mật độ cao tại các đầu mối giao thông chính. (Chi tiết xem sơ đồ khu chuỗi khu đô thị phía đông đường vành đai 4) Cụ thể như sau:

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

2.1.4.1. Khu đô thị Đan Phượng (D1)

(Chi tiết xem sơ đồ khu đô thị Đan Phượng)

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng • Khu đô thị sinh thái gắn với các dịch vụ công cộng chất lượng cao về y tế, giáo dục. Quy mô

• Dân số: 100.000 người • Diện tích khoảng: 1.000 ha

Định hướng chính

• Phát triển khu đô thị sinh thái tập trung gắn với trục phát triển mới Tây Thăng Long. • Khu vực điểm giao cắt giữa đường vành đai 3,5 và đường Tây Thăng Long được phát

triển theo mô hình TOD, tập trung phát triển dân cư mật độ cao. Hình thành không gian công cộng lớn ở lối vào từ cầu Thượng Cát.

• Phát triển một tổ hợp dịch vụ công cộng với các bệnh viện cao cấp, đào tạo nghề dịch vụ du lịch, chuyển giao công nghệ . . . và các đơn vị ở sinh thái.

• Khai thác các không gian cây xanh, mặt nước vùng nông nghiệp năng suất cao vào tổ chức mạng lưới không gian xanh đô thị.

• Xác định các vùng đệm bảo vệ sự phát triển của các làng xóm hiện hữu nằm trong khu vực phát triển đô thị.

• Không phát triển đô thị bám dọc vành đai 4, đê sông Hồng và phạm vi vành đai xanh sông Nhuệ, nêm xanh.

• Duy trì vùng đệm cảnh quan dọc tuyến đường vành đai 4

• Tạo hành lang không gian mở kết nối với trục cảnh quan sông Hồng. • Chuyển đổi các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các chức năng dân dụng.

Hạ tầng xã hội

• Trung tâm Y tế khu vực

• Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và các công trình công cộng thiết yếu theo các cấp.

• Kiểm soát phát triển các công trình hạ tầng xã hội tại các đơn vị ở mới theo tiêu chuẩn quốc gia.

• Các điểm dân cư hiện hữu được bổ sung các công trình hạ tầng xã hội và nâng cấp về hạ tầng kỹ thuật.

Hạ tầng kỹ thuật

và môi trường • Giao thông:

Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường cao tốc, đường vành đai, đường sắt đô thị, nhà ga theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt.

Xây dựng đường gom, cầu vượt, hầm chui qua các tuyến đường Vành đai 4, trục Tây Thăng Long, vành đai 3,5, tuyến đường sắt vành đai.

Đảm bảo nhu cầu bãi đỗ xe theo tiêu chuẩn quy phạm. Tận dụng tối đa không gian ngầm tại các công trình và khu chức năng để làm gara, bãi đỗ xe.

• Hệ thống thoát nước chính là hệ thống thoát nước riêng với khu vực xây dựng mới và nửa riêng với khu vực dân cư làng xóm hiện hữu.

Cao độ nền được xác định trên cơ sở cao độ mực nước nguồn xả theo lưu vực sông Đăm, sông Pheo, Cổ Nhuế. Các khu vực phải bơm động lực xác định mực nước tính toán của tuyến thoát nước chính về trạm bơm, độ dốc thủy lực của các tuyến cống. • Dự phòng quỹ đất cho tuyến đường dây ra vào và trạm 500KV, 220KV Đan Phượng.

Trong khu vực đô thị phải sử dụng đường dây ngầm trong tuynel và hệ thống cống bể cáp.

• Hạ ngầm toàn bộ hệ thống cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc hiện có trong tuynel hoặc hào cáp, cải tạo TBA hiện có và TBA hạ thế xây mới phải dùng trạm kín hoặc trạm ngầm.

• Xây dựng nhà máy nước sông Hồng, sử dụng nguồn nước mặt. Hệ thống đường ống chính phải đảm bảo tạo mạch vòng, đảm bảo áp lực, lưu lượng và công trình cấp nước cứu hỏa.

• Nước thải trong các nhà ở, CTCC phải xử lý qua bể tự hoại sau đó chảy ra cống thoát nước đô thị đến trạm bơm, đến trạm xử lý tập trung theo quy hoạch.

Hạng mục Quy định quản lý

trung Cầu Diễn, Đan Phượng và các khu xử lý phía Tây TP.

• Từng bước đóng cửa các nghĩa trang hiện có, chuyển sang nghĩa trang tập trung của thành phố.

• Phát triển đô thị không vi phạm ranh giới hành lang xanh, vành đai xanh và nêm xanh. Cải thiện ô nhiễm làng nghề, giảm nhẹ tác động do thay đổi sử dụng đất, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm, tái định cư, kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị. Các chỉ tiêu

về quy hoạch

• Tầng cao: Xây dựng cao tầng tại các tuyến đường chính như đường Tây Thăng long, đường 3,5; xây dựng thấp tầng tại các khu vực kế cận với các không gian xanh

• Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Được phép,

khuyến khích

• Phát triển các đô thị mới cao tầng hiện đại, chất lượng cao, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạn chế xây dựng mới nhà ở thấp tầng.

• Ưu tiên phát triển các khu đa chức năng: dân cư gắn với các hoạt động dịch vụ, thương mại và văn phòng.

Không được phép • Phát triển khu, cụm công nghiệp riêng lẻ trong khu dân cư. Được phép

có điều kiện

• Các cơ sở sản xuất hiện hữu, tiểu thủ công nghiệp làng nghề chưa có điều kiện di dời tiếp tục vận hành, cần phải thay đổi về công nghệ và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

2.1.4.2. Khu đô thị Hoài Đức (D2)

(Chi tiết xem sơ đồ khu đô thị Hoài Đức)

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng • Là đô thị phát triển mới kết hợp cải tạo phát triển các khu vực làng xóm đô thị hóa Hình thành trung tâm giao lưu văn hóa gắn với trục Hồ Tây – Ba Vì

Hạng mục Quy định quản lý

Quy mô • Dân số: 250.000 người • Diện tích khoảng: 2.500 ha

Định hướng chính

• Phát triển khu đô thị tập trung quy mô lớn gắn với trục Hồ Tây – Ba Vì và quốc lộ 32. • Các công trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí, các trung tâm nghiên cứu và giao lưu văn

hóa quốc gia và quốc tế được bố trí dọc Trục Hồ Tây – Ba Vì. Phát triển trục Hồ Tây – Ba Vì trở thành biểu tượng về văn hóa và cảnh quan cho thành phố

• Kết nối đồng bộ hệ thống các dự án đô thị hiện có trên địa bàn, đảm bảo thống nhất về không gian, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

• Hình thành trục đô thị mật độ cao dọc tuyến đường vành đai 3,5.

• Hình thành các vùng đệm bảo vệ xung quanh các làng xóm hiện hữu, kiểm soát sự phát triển đô thị hóa và gia tăng mật độ tại các làng xóm hiện hữu.

• Duy trì vùng đệm cảnh quan dọc vành đai 4, không kết nối hạ tầng trực tiếp vào tuyến đường này.

• Kết hợp các hành lang thoát nước, các hồ điều hòa với hệ thống cây xanh để hình thành các công viên đô thị.

• Kiểm soát kết nối về không gian và hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án hiện có trên khu vực để hình thành một không gian đô thị thống nhất

• Từng bước di dời chuyển đổi mục đích sử dụng các khu – cụm công nghiệp hiện có sang các chức năng dân dụng.

Hạ tầng xã hội

• Kiểm soát phát triển hệ thống hạ tầng xã hội theo các tiêu chuẩn cao.

• Khuyến khích phát triển các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục chất lượng cao gắn với các dự án đô thị.

Hạ tầng kỹ thuật

và môi trường • Giao thông:

Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường chính: đường Hồ Tây – Ba Vì, đường 32, đường vành đai 4, vành đai 3,5; các tuyến đường sắt vành đai, đường sắt đô thị số 3, số 7, số 8, các tuyến đường cao tốc, đường vành đai, đường sắt đô thị, nhà ga theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt.

Xây dựng đường gom, cầu vượt, hầm chui qua các tuyến đường chính, tuyến đường sắt vành đai; xây dựng các nút giao khác mức giữa các tuyến đường chính đô thị. Các khu đô thị, các công trình công cộng và nhà ở phải đảm bảo nhu cầu đỗ xe. Tận dụng tối đa không gian ngầm tại các công trình và khu chức năng để làm ga ra, bãi đỗ xe.

Bố trí làn xe dành riêng cho xe buýt dọc theo các tuyến đường vành đai, đường chính đô thị. Bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình phục vụ giao thông công cộng. Hệ thống thoát nước chính kiểu riêng. Trong các khu dân cư hiện có đã xây dựng cống chung phải có hệ thống cống bao, các giếng tách nước mưa và nước thải để thu gom xử lý về trạm xử lý tập trung.

• Cao độ san nền xác định trên cơ sở cao độ mực nước tính toán, độ dốc thủy lực cống thuộc lưu vực Đào Nguyên. Cao độ san nền phải hài hòa giữa khu vực xây mới và khu vực hiện trạng.

• Hạ ngầm tuyến 220kV và 110kV Chèm – Hà Đông theo đường vành đai 3,5. Trong đô thị các đường dây điện, thông tin phải xây dựng ngầm trong tuynel hoặc cống bể cáp. • Hạ ngầm toàn bộ hệ thống cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc hiện có trong

tuynel hoặc hào cáp, cải tạo TBA hiện có và TBA hạ thế xây mới phải dùng trạm kín hoặc trạm ngầm.

• Xây dựng hệ thống đường ống chính cấp nước từ nhà máy nước sông Đà và các nguồn nước trong khu vực. Hệ thống mạng chính phải sử dụng mạch vòng, đảm bảo đủ áp lực, lưu lượng và các công trình cấp nước cứu hỏa.

• Chất thải rắn phân loại tại nguồn, thu gom 100% và chuyển đến khu xử lý CTR tập trung của thành phố.

• Từng bước đóng cửa các nghĩa trang hiện có, chuyển sang nghĩa trang tập trung của thành phố.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Hạng mục Quy định quản lý

• Giữ gìn, bảo vệ ranh giới hành lang xanh, vành đai xanh và nêm xanh. Cải thiện ô nhiễm làng nghề, giảm nhẹ tác động do thay đổi sử dụng đất, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm, tái định cư, kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

• Tầng cao: Xây dựng cao tầng tại các nhà ga công cộng hoặc các tuyến đường chính như quốc lộ 32, đường Hồ Tây - Ba Vì, đường 3,5...

Xây dựng công trình điểm nhấn không gian trên trục Hồ Tây - Ba Vì. • Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Được phép, khuyến khích

• Khuyến khích xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại, quy mô lớn.

• Khuyến khích tạo dựng không gian công cộng, quảng trường quy mô lớn để tổ chức các sự kiện cấp quốc gia, quôc tế..

• Khu vực xung quanh trục Hồ Tây – Ba Vì được ban hành quy định quản lý phát triển riêng.

Không được phép • Phát triển công nghiệp riêng lẻ trong khu dân cư. Được phép

có điều kiện • Các cơ sở sản xuất hiện hữu, tiểu thủ công nghiệp làng nghề chưa có điều kiện di dời tiếp tục vận hành, nhưng phải đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

2.1.4.3. Khu đô thị An Khánh (D3)

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng

• Là đô thị phát triển mới kết hợp cải tạo phát triển các khu vực làng xóm đô thị hóa. • Các chức năng chính: Đô thị mới gắn với các trung tâm thương mại, dịch vụ, văn

phòng cao câp.

Quy mô • Dân số: 150.000 người • Diện tích khoảng: 1.800 ha

Định hướng chính • Đại lộ Thăng Long: Tạo lập các tuyến hành lang thương mại và dịch vụ cao cấp; Kiểm soát xây dựng công trình về chức năng, tầng cao, mật độ và cảnh quan khoảng lùi xây dựng.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Hạng mục Quy định quản lý

• Thiết lập không gian kiến trúc quy mô lớn, hiện đại tại các đô thị Bắc và Nam An Khánh.

• Xây dựng các trung tâm đô thị xung quanh các ga đầu mối TOD dọc tuyến đường vành đai 3.5 (TOD).

• Bảo tồn không gian kiến trúc truyền thống trong các khu làng xóm hiện hữu.

• Tạo lập các không gian cảnh quan kết nối khu đô thị với vành đai xanh sông Nhuệ và các nêm xanh.

• Từng bước di dời chuyển đổi mục đích sử dụng các khu – cụm công nghiệp hiện có, chuyển đổi sang đất đô thị hoặc công cộng.

Hạ tầng xã hội • Trung tâm Y tế khu vực

• Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ theo các cấp

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

• Giao thông:

Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường chính: đại lộ Thăng Long, đường vành đai 4, vành đai 3,5, đường 70A; các tuyến đường sắt vành đai, đường sắt đô thị số 5, số 7, các tuyến đường cao tốc, đường vành đai, đường sắt đô thị, nhà ga theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt.

Xây dựng đường gom, cầu vượt, hầm chui qua các tuyến đường chính, tuyến đường sắt vành đai; xây dựng các nút giao khác mức giữa các tuyến đường chính đô thị. Các khu đô thị, các công trình công cộng và nhà ở phải đảm bảo nhu cầu đỗ xe. Bố trí hệ thống ga ra, bãi đỗ xe ngầm tại các khu công cộng, nhà ở cao tầng.

Bố trí làn xe dành riêng cho xe buýt dọc theo các tuyến đường vành đai, đường chính đô thị theo quy hoạch. Bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình phục vụ giao thông công cộng.

• Hệ thống thoát nước chính kiểu riêng. Trong các khu dân cư hiện có đã xây dựng cống chung phải có hệ thống cống bao, các giếng tách nước mưa và nước thải để thu gom xử lý về trạm xử lý tập trung.

Cao độ san nền xác định trên cơ sở cao độ mực nước tính toán, độ dốc thủy lực cống thuộc lưu vực Đào Nguyên và Yên Nghĩa. Cao độ san nền phải hài hòa giữa khu vực

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 119 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w