Đối với hệ thống công nghiệp

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 26 - 28)

Hình thành các khu công nghệ cao, khu cụm công nghệ khoảng 8.000 ha. Phía Bắc bao gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Từ Liêm khoảng 3.200 ha; Ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ôtô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược - mỹ phẩm, dệt may … Phía Nam thuộc Thường Tín, Phú Xuyên khoảng 1.500 ha: Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao), chế biến nông sản công nghệ hiện đại với nguyên liệu đầu vào từ vùng phát triển nông nghiệp thuộc các tỉnh phía Nam Hà Nội; phát triển công nghiệp hỗ trợ (dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ôtô) … Phía Tây là Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn khoảng 1.800 ha: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, hóa dược - mỹ phẩm, công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp …. Tại các thị trấn khoảng 1.400 - 1.500 ha: Ưu tiên phát triển công nghiệp sinh thái, chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao …

- Đối với các khu, cụm điểm công nghiệp nhỏ lẻ hiện hữu (không phù hợp quy hoạch):

Đổi mới công nghệ, bố trí vào các Khu CN tập trung phía Bắc (Sóc Sơn, Mê Linh Yên Viên, Đông Anh, Gia Lâm) và phía Nam (Phú Xuyên) của Hà Nội mở rộng hoặc các tỉnh lân cận Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang,Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình theo loại hình ngành nghề phù hợp. Trong các khu, cụm công nghiệp nêu trên, các cơ sở phải di dời để phù hợp với quy hoạch, quỹ đất sau khi di dời các cơ sở công nghiệp được chuyển đổi chức năng theo quy hoạch tổ chức không gian và sử dụng đất của đô thị: Một phần quỹ đất dành để giải quyết sự mất cân đối về hệ thống hạ tầng xã hội trong khu vực và một phần để khai thác phát triển các khu công cộng, thương mại, dich vụ…

- Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp & cụm công nghiệp: Phát triển theo hướng phát

triển bền vững; Phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ có giá trị cao, quy mô đầu tư lớn và hiệu quả.

- Các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống: Phát triển TTCN gắn với ngành nghề

nông thôn, chú trọng bảo vệ môi trường; Quy hoạch các cụm làng nghề truyền thống theo các nhóm nghề, kết hợp với bảo tồn và khai thác du lịch.

- Đối với cụm, điểm công nghiệp: phát triển một số cụm điểm công nghiệp tại khu vực

nông thôn nhằm phát triển kinh tế cho các huyện ngoại thành và đáp ứng nhu cầu việc làm của dân cư khu vực.

Các phân vùng công nghiệp ở phía Bắc, Nam và Tây của Hà Nội là cơ sở tiến hành triển khai quy hoạch phân khu theo pháp luật quy định. Các quy định chi tiết về quy mô diện tích mạng lưới công nghiệp thành phố được quy định tại bảng phân bố nhu cầu sử dụng đất công nghiệp trên địa bàn thành phố ( xem phụ lục và bản đồ phân bố hệ thống công nghiệp thủ đô Hà Nội).

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w