Vành đai xanh sông Nhuệ (VĐX)

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 138 - 142)

Vành đai xanh đi qua địa bàn của 4 quận huyện là: huyện Từ Liêm, quận Hà Đông, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì. Phía Đông cách bờ Tả sông Nhuệ khoảng 50- 100m, phía Tây đến đường tỉnh lộ 70.

Khu vực xanh này bao phủ diện tích khoảng 4500ha, với các chức năng chính sau:

Thiết lập vùng chuyển tiếp và vùng đệm giữa khu vực nội đô và vùng phát triển mới phía đông đường vành đai 4.

Phát triển hệ thống công viên đô thị chính cung cấp các khu vui chơi giải trí quan trọng và các tiện ích cho người dân Hà Nội.

Cải tạo dọc hai bên bờ sông Nhuệ và thiết lập không gian hai bên sông trở thành tiện ích cảnh quan đặc sắc trong đô thị trung tâm.

Phạm vi ranh giới: được xác định dựa trên các yếu tố về thực trạng điều kiện tự nhiên, thực trạng các công trình xây dựng và thực trạng triển khai các dự án đầu tư. Lấy sông Nhuệ và nhánh cuối của sông Tô Lịch làm khung cơ bản để thiết lập ranh giới vành đai xanh;

Đoạn qua huyện Từ Liêm và quận Hà Đông: phía Đông sông Nhuệ đã lấp đầy các dự án đầu tư và các khu ở, làng xóm cũ nên ranh giới vành đai xanh dự kiến cách bờ Tả sông Nhuệ khoảng từ 50-100m; phía Tây sông Nhuệ đến tỉnh lộ 70 có nhiều điều kiện mở rộng và tạo quỹ đất cho vành đai xanh. Đoạn qua huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, vành đai xanh chạy dọc sông Tô Lịch, kết nối với hồ Yên Sở và sông Hồng ...;

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng

• Là vùng không gian xanh sinh thái chuyển tiếp giữa khu vực nội đô và vùng đô thị phát triển mở rộng.

• Cung cấp không gian mở, công viên sinh thái (có thể kết hợp chức năng nghiên cứu khoa học công nghệ cao), dịch vụ công cộng và các tiện ích vui chơi giải trí, vùng sinh thái nông nghiệp tập trung.

• Sông Nhuệ và hệ thống hồ, kênh, mương là không gian gắn với hệ thống thoát nước, thuỷ lợi của đô thị Trung tâm.

• Làng xóm truyển thống, tiểu thủ công nghiệp làng nghề và một số khu ở sinh thái mật độ thấp.

• Bảo tồn các vùng nông nghiệp tập trung (cây ăn quả, trồng hoa, …).

Quy mô • Dân số khoảng: 150.000 người

• Diện tích khoảng: 4.500 ha Định hướng chính

• Nâng cao chất lượng và hình ảnh sông Nhuệ. Vành đai xanh sông Nhuệ là "lá phổi xanh" cải thiện điều kiện vi khí hậu đồng thời bổ xung hạ tầng đô thị cho khu vực nội đô lịch sử.

• Trong vành đai xanh sông Nhuệ có các không gian mở gắn với các hoạt động công cộng, vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, công viên cây xanh thể dục thể thao và không gian công cộng lớn khác cho đô thị trung tâm.

• Giải quyết các tồn tại về đầu tư xây dựng như: làng hiện hữu, các cơ sở kinh tế-xã hội đã có và các dự án đã được phê duyệt.

• Cụ thể như sau:

+ Đối với những vùng đất nông nghiệp, đất cây xanh hành lang an toàn dọc sông Nhuệ chưa có công trình xây dựng, khoanh vùng quản lý và ưu tiên xây dựng hệ thống cây xanh, không bố trí các dự án xây dựng vào quỹ đất này.

Duy trì và mở rộng hệ thống mặt nước và các vùng cây xanh sinh thái (vườn ươm hoa, cây cảnh...).

Thiết lập hệ thống các công viên chuyên đề, công viên vui chơi giải trí, các sân bãi thể dục thể thao, các dịch vụ công cộng xây dựng mật độ thấp phục vụ dân cư thành phố và khách du lịch. Tăng cường diện tích trồng cây lâu năm tạo bóng mát về lâu dài sẽ trở thành những vùng rừng trong đô thị.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo việc cắm mốc chỉ giới phạm vi quản lý dọc hai bên sông Nhuệ, có kế hoạch từng bước di dời dân cư ra khỏi hành lang an toàn dọc sông.

+ Đối với khu vực làng xóm, di tích, cơ quan, trường đào tạo, quốc phòng... hiện đang tồn tại trên khu vực vành đai xanh sông Nhuệ: UBND Thành phố Hà nội cần sớm ban hành Quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch kiến trúc, kiểm soát chặt chẽ theo hướng thấp tầng và có mật độ xây dựng thấp

Đối với các làng xóm hiện hữu: kiểm soát phát triển về xây dựng, về quy mô dân số có giải pháp khả thi để hạn chế tối đa tăng cơ học; xây dựng quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch và kiến trúc cho khu vực này. Cải tạo nâng cấp, phát triển các trường học, nhà trẻ, y tế, văn hóa…, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Đối với làng nghề truyền thống: Kiểm soát chung như đối với các làng xóm nêu trên. Phát huy và phát triển các làng nghề, bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng công trình phục vụ du lịch; cải tạo và xây mới các cơ sở sản xuất, chợ hoặc khu vực giới thiệu làng nghề đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường và cảnh quan chung trong vành đai xanh.

Đối với các công trình di tích văn hóa lịch sử: việc bảo tồn được thực hiện theo Luật Di sản.

Đối với công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: triển khai thực hiện theo quy hoạch chung. Đối với đất công nghiệp: Từng bước di dời, chuyển đổi chức năng sử dụng đất sang đất cây xanh đô thị hoặc xây dựng công trình công cộng, dịch vụ du lịch, thấp tầng và xây dựng mật độ thấp.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Hạng mục Quy định quản lý

Đối với các công trình hiện hữu như: trường học, cơ quan và quốc phòng...: trước mắt chấp nhận tồn tại hiện trạng. Khuyến khích chuyển đổi chức năng sử dụng đất phục vụ các công trình hạ tầng xã hội cho khu dân cư hiện trạng, công viên giải trí, công trình công cộng, dịch vụ du lịch thấp tầng và xây dựng mật độ thấp.

+ Đối với các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép và các dự án đã thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, được giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng: UBND Thành phố Hà nội trao đổi, hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện bảo đảm phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà nội được duyệt.

• Đối với các dự án xây dựng công trình dịch vụ công và các dự án đã đang triển khai, công trình hạ tầng kỹ thuật, đã được cấp phép xây dựng: tiếp tục hoàn thiện các hạng mục đang xây dựng. Điều chỉnh lại quy hoạch đối với các hạng mục chưa xây dựng (nếu thấy không phù hợp), tăng diện tích cây xanh mặt nước, thấp tầng và xây dựng mật độ thấp.

• Các dự án có chức năng sử dụng đất phù hợp với khu vực vành đai xanh như: công viên, cây xanh, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, các tiện ích công cộng đô thị… tiếp tục triển khai thực hiện theo dự án đã được phê duyệt.

• Đối với các dự án đầu tư xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép và các dự án đã thực hiện quy định về nghĩa vụ tài chính, được giao đất, đã bồi thường giải phóng mặt bằng được nghiên cứu xây dựng theo hướng thấp tầng, tăng tỷ lệ cây xanh, mặt nước đảm bảo liên kết với không gian cây xanh chung khu vực và công trình xây dựng không vi phạm hành lang cây xanh dọc sông Nhuệ, đảm bảo phù hợp với các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Trong vành đai xanh sông Nhuệ, có thế nghiên cứu 1 số công trình có chức năng:

thương mại, dịch vụ, tạo cảnh quan đô thị đảm bảo tính chất của Vành đai xanh sông Nhuệ.

Hạ tầng xã hội

• Các dự án hạ tầng xã hội được tồn tại trong vành đai xanh cần phải đảm bảo mật độ, tầng cao và các yêu cầu về môi trường theo định hướng chung.

• Phát triển các tiện ích công cộng cho nhu cầu sử dụng chung của toàn thành phố.

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

• Đảm bảo quỹ đất xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu mối, hành lang tuyến hạ tầng cho đô thị trung tâm theo quy hoạch.

• Nước thải trong các nhà ở, CTCC phải được xử lý sơ bộ tại công trình trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị.

• Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn, trước khi được thu gom đưa đến: các điểm tập kết, trạm trung chuyển sau đó chuyển đến khu xử lý CTR tập trung.

• Đối với các nghĩa trang hiện có trong khu vực trước mắt hạn chế mở rộng, từng bước di dời đến khu nghiã trang tập chung của thành phố.

• Giảm nhẹ tác động lũ lụt, phòng ngừa sự cố, bảo vệ và hình thành hệ môi trường sinh thái ven sông.

• Phục hồi môi trường sinh thái ven sông Nhuệ.

• Cải thiện ô nhiễm làng nghề, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp các khu vực lân cận tác động đến vành đai xanh.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

• Do UBND TP Hà nội xem xét theo thẩm quyền cụ thể trong đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và quy chế quản lý phù hợp với định hướng vành đai xanh.

• Các khu vực được phép xây dựng trong vành đai xanh phải kiểm soát chặt chẽ về tầng cao và mật độ XD theo hướng thấp tầng, mật độ thấp.

Được phép, khuyến khích

• Đảm bảo tính liên tục của không gian cây xanh, mặt nước sông hiện hữu gắn với công viên, hồ hai bên sông.

• Bảo tồn tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

• Dành tối đa quỹ đất để phát triển các loại hình công viên, cây xanh, hình thành các không gian mở gắn với cảnh quan không gian mặt nước sông, hồ. Phát triển các quảng trường gắn với công trình công cộng, tiện ích đô thị, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và các hoạt động gắn với đi bộ…, các công trình thấp tầng có mật độ xây dựng thấp.

Hạng mục Quy định quản lý

Không cho phép • Phát triển đô thị mới, công nghiệp.

• Xây dựng công trình cao tầng, xây dựng mật độ cao.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w