Hành lang dọc hai bên sông Hồng (SH)

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 136 - 138)

(Chi tiết xem sơ đồ khu vực hành lang dọc hai bên sông Hồng)

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng

• Trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là Công trình công cộng, công viên cây xanh văn hóa dịch vụ du lịch và dịch vụ giao thông đầu mối HTKT đô thị.

• Hệ thống công viên, các công trình văn hóa, giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.

Quy mô • Khoảng 138,2 km2 (kể cả sông Hồng)

Định hướng chính

• Đảm bảo hành lang, tuyến thoát lũ, bền vững đê điều, phù hợp Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết và quy hoạch đê điều được duyệt.

• Xây dựng hệ thống công viên, cây xanh cảnh quan, công trình văn hóa, vui chơi giải trí, nhà hàng, dịch vụ du lịch và các tiện ích đô thị phục vụ khu dân cư hiện hữu. • Cải tạo khu khu dân cư hiện hữu, đảm bảo chất lượng sống khu dân cư hai bên sông.

Di dời các khu nhà ở không an toàn và kém chất lượng ra bên ngoài hàng lang sông. • Tạo trục không gian văn hóa, cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa

• Xây dựng các tuyến đường cảnh quan, tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp trên cơ sở Dự án quy hoạch hai bên sông Hồng, hoàn chỉnh toàn tuyến đi qua Hà Nội mở rộng phù hợp định hướng QHC Thủ đô, Luật đê điều và DSVH.

Hạ tầng xã hội • Phát triển các công trình thể dục thể thao, công viên, công trình văn hóa, vui chơi giải trí, nhà hàng, dịch vụ và các tiện ích đô thị phục vụ khu dân cư.

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

• Đảm bảo hành lang xây dựng, vận hành hệ thống cầu qua sông Hồng.

• Phát triển các cảng đường sông phục vụ yêu cầu vận tải hàng hóa và hành khách. • Xây dựng các bền thuyền phục vụ du lịch.

• Cải tạo chỉnh trang hệ thống đê sông đảm bảo theo luật đề điều và định hướng không gian xây dựng.

• Giảm nhẹ tác động lũ lụt, phòng ngừa sự cố, bảo vệ và hình thành hệ môi trường sinh thái ven sông, điều hòa vi khí hậu.

• Kiểm soát ảnh hưởng các yếu tố rủi ro (trượt lở đất, sạt lở bờ sông, lún đất...) đến quá trình thực hiện dự án cơ sở hạ tầng.

• Giám sát tác động do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các địa chất thủy văn sông Hồng.

Được phép, khuyến khích

• Di dời các trường trung học dạy nghề, các cơ sở sản xuất. Chuyển đối quỹ đất thành công viên, cây xanh hoặc công trình công cộng phục vụ khu dân cư.

• Bảo tồn làng nghề truyền thống

• Xây dựng các bến thuyền du lịch đáp ứng nhiều loại hình giao thông thuỷ cho Hà Nội.

Không cho phép

• Xây dựng công trình trong hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ đê.

• Phát triển công nghiệp, xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hưởng đến trục cảnh quan Hồ Tây- Cổ Loa. Phát triển mật độ xây dựng dầy đặc và cao tầng tại khu vực Thượng Cát, Tứ Liên Nhật Tân, Bát Tràng.

• Chuyển đổi đất trồng hoa cây cảnh sang đất xây dựng

• Đảm bảo các kênh mương mới hoặc hành lang ngăn lũ khác được thiết kế tách biệt với cảnh quan tự nhiên.

Cho phép

có điều kiện • Các dự án đã cấp phép xây dựng trong hành lang dọc sông Hồng, cho phép tồn tại xây dựng thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và từng bước chuyển đổi mục đích theo định hướng quy hoạch chung.

Hạng mục Quy định quản lý

trung tâm (sau khi đã xác định rõ hành lang thoát lũ và đê theo quy định)

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 136 - 138)