Đô thị vệ tinh Xuân Mai được phát triển mở rộng từ thị trấn Xuân Mai về phía Nam, song song với đường Hồ Chí Minh. Tại Xuân Mai sẽ phát triển các chức năng về đào tạo, hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ đô thị hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng phía Tây của thủ đô. Trong đó sẽ hình thành khu đai học tập trung tại khu vực phía Nam để thu hút các cơ sở trường đại học cao đẳng phải di dời từ trong nội đô ra bên ngoài. Giới hạn phát triển của đô thị vệ tinh Xuân Mai như sau:
- Phía Bắc giới hạn phát triển đến khu vực trường Đại học Lâm nghiệp - Phía Nam giới hạn phát triển vùng bảo vệ sân bay Miếu Môn
- Phía Đông giới hạn phát triển đến hành lang bảo vệ sông Tích - Phía Tây giới hạn phát triển đến đường Hồ Chí Minh
(Chi tiết xem sơ đồ đô thị vệ tinh Xuân Mai)
Các quy định quản lý phát triển như sau:
Hạng mục Quy định quản lý
Tính chất, chức năng • Đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, hệ thống làng nghề.
Quy mô /mật độ
• Quy mô dân số năm 2030: khoảng 0,22 triệu người. • Quy mô dân số khống chế tối đa: 0,3 triệu người. • Diện tích đất tự nhiên: 6.641 ha.
• Đất xây dựng đô thị khoảng 4.500 ha.
Định hướng chính
• Phát triển đô thị Xuân Mai trở thành đô thị dịch vụ-công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, hệ thống làng nghề, đô thị cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối giao thông và liên kết Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) dựa trên mạng lưới giao thông liên vùng, quốc gia (QL6 và QL21).
• Phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, và khu đại học tập trung và phát triển các trung tâm dịch vụ thương mại, chợ đầu mối nối kết Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc đất nước.
• Xây dựng các khu đô thị mới mở rộng về phía Nam, khai thác sông Bùi là trục cảnh quan cây xanh kết hợp với bảo vệ hành lang thoát lũ.
• Khoanh vùng bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng như: núi Thoong, sông Bùi …, kết hợp phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính
• Đất dân dụng đô thị: 80 – 85 m2/người
• Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam. Chiều cao công trình • Phát triển cao tầng tại khu trung tâm và các trục không gian chính.
• Phát triển thấp tầng tại các khu vực tiếp cận với không gian xanh Mật độ xây dựng • Xây dựng mật độ cao dọc trục trung tâm.
• Xây dựng mật độ thấp tại các khu xây dựng mới và khu đại học tập trung.
Hạ tầng xã hội
• Các khu ở mới được xây dựng đầy đủ về hạ tầng xã hội và đồng bộ về hạ tầng xã hội • Các khu ở hiện trạng cải tạo kiểm soát về kiến trúc theo thiết kế đô thị và bổ sung đầy
đủ các công trình trường học, bệnh viện, công viên cây xanh theo tiêu chuẩn quốc gia. • Khu đại học tập trung với quy mô 500 – 600 ha.
• Kiểm soát về vị trí, quy mô, chất lượng và bán kính phục vụ của các công trình hạ tầng xã hội, công trình dịch theo đặc điểm phân bố dân cư và chức năng đô thị.
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
Hạng mục Quy định quản lý
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường
Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường vành đai, đường sắt đô thị, nhà ga theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt.
• Liên kết các tuyến giao thông đối ngoại: QL6, QL21, đường cao tốc Hồ Chí Minh. • Xây dựng mới tuyến song song phía Nam QL6 kết nối trực tiếp với thành phố trung tâm. • Hạn chế san nền, đào đắp phá vỡ địa hình tự nhiên.
• Hệ thống thoát nước mưa: riêng hoàn toàn. Hình thức tiêu chủ yếu: tự chảy. Hướng tiêu thoát: về phía sông Bùi và sông Tích. Nâng cấp, cải tạo các tuyến đê sông Bùi, sông Tích, bảo vệ và sử dụng hiệu quả hồ Văn Sơn, hồ Đông Sương…
• Hệ thống điện trung hạ áp: trong ranh giới đô thị bắt buộc đi ngầm. Hệ thống trạm biến áp và lưới hạ thế có bán kính phục vụ không quá 300m.
• Nguồn cấp nước cho đô thị từ nhà máy nước sông Đà, xây dựng trạm bơm tăng áp tại chỗ đảm bảo áp lực nước, lưu lượng nước.
• Hệ thống thoát nước thải: riêng hoàn toàn. Xử lý nước thải tập trung tại trạm làm sạch nước thải Tân Tiến. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý: sông Tích.
• Xử lý chất thải rắn tập trung tại khu xử lý chất thải rắn: Đồng Ké, Núi Thoong.
• Sử dụng nghĩa trang tập trung: Kỳ Sơn, Mai Dịch II, Vĩnh Hằng, Yên Kỳ II.Nam Phương Tiến
• Khoanh vùng bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng như: núi Thoong, sông Bùi …, kết hợp phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.
Được phép, Khuyến khích
• Phát triển các dự án, công trình phù hợp với đặc điểm gò đồi của khu vực
• Bảo vệ hành lang thoát lũ từ phía Lương Sơn Hòa Bình chảy sang sông Bùi và hành lang thoát lũ dọc sông Bùi
• Di dời các khu xử lý rác, xử lý nước thải và các nguồn gây ô nhiễm trong khu vực đô thị ra khỏi khu vực xây dựng đô thị tập trung.
Được phép
có điều kiện • Cải tạo nền tại một số khu vực phục vụ yêu cầu phát triển đô thị.
Không được phép • Phát triển các dự án đô thị vào hành lang thoát lũ, hành lang cách ly bảo vệ các tuyến đường và các khu vực có nguy cơ tai biến môi trường.
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ