Hệ thống giao thông toàn thành phố

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 31 - 32)

Quy định về quản lý phát triển đường bộ đối ngoại

- Xây dựng các tuyến cao tốc hướng tâm quy mô 6 – 8 làn xe; hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai kết nối các tuyến Quốc lộ hướng tâm về Hà Nội như vành đai IV (6 – 8 làn xe), vành đai V (4-6 làn xe); Cải tạo nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ hướng tâm hiện có đạt tiêu chuẩn cấp I-II đồng bằng quy mô 4-6 làn xe.

- Quản lý, đảm bảo hành lang an toàn đường bộ, tổ chức đường gom tại các đoạn qua các khu dân cư, khu công nghiệp. Xác định, cắm mốc hành lang bảo vệ các tuyến đường theo qui định.

- Phát triển các công trình giao thông: xây dựng mới cầu và hầm qua sông Hồng, sông Đà, sông Đuống; hệ thống các nút giao cắt khác mức; hệ thống các bến, bãi đỗ xe liên tỉnh, trung tâm tiếp vận.

- Phân tách rõ, đồng thời đảm bảo nối kết hợp lý giữa giao thông đường bộ đối ngoại với mạng lưới đường đô thị.

- Đảm bảo kết nối thống nhất giữa các loại hình giao thông đường không, đường sắt và đường thủy nội địa với mạng lưới đường bộ đối ngoại và đô thị.

Quy định về quản lý phát triển mạng lưới đường đô thị

- Đường đô thị trung tâm: mật độ mạng lưới đường tính đến đường chính khu vực: 4,0 – 6,5km/km2; Tỷ lệ đất giao thông 20% - 26%; Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35% đến năm 2020; 55% đến năm 2030 và 65%-70% sau năm 2030; Mật độ mạng lưới GTCC: 2,0-3,0 km/km2;

- Hoàn thiện, khép kín, liên thông các tuyến đường vành đai, các trục hướng tâm và các trục chính đô thị. Xây dựng các tuyến đường 2 tầng trên nguyên tắc không xây dựng đường cao tầng phía trong đường vành đai 2;

- Công trình giao thông: xây dựng các nút giao cắt khác mức trên các đường trục chính đô thị theo quy chuẩn; Dành đủ quỹ đất để bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe ngầm và trên mặt đất; Các công trình công cộng và nhà ở phải đảm bảo đủ nhu cầu đỗ xe.

- Tại các đầu mối giao thông tích hợp đa phương tiện, phát triển các công trình hỗn hợp mật độ cao, cao tầng, các không gian ngầm phục vụ công. Các khu vực trong vùng hạn chế phát triển không phát triển thêm các công trình nhà ở, công trình công cộng thu hút và phát sinh lưu lượng giao thông lớn gây quá tải cho hạ tâng cơ sở giao thông .

- Mạng lưới đường đô thị phải được phân rõ theo cấp hạng đường bằng các giải pháp quy hoạch, kỹ thuật và điều hành quản lý để đảm bảo giao thông thuận lợi, an toàn và thông suốt.

Quy định về quản lý phát triển đường sắt.

- Đường sắt quốc gia: xây dựng mới, cải tạo nâng cấp thành các tuyến đường sắt đôi điện khí hoá , một số tuyến kết hợp với đường sắt đô thị song hành.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

- Xây dựng mới tuyến đường sắt quốc gia vành đai dọc đường VĐ4 thay thế tuyến đường sắt phía Tây hiện có.

- Nội vùng: sử dụng hệ thống đường sắt quốc gia kết hợp tổ chức chạy tàu nội vùng trong vòng bán kính 70-100km; Xây dựng mới tuyến đường sắt đến các đô thị vệ tinh.

- Đường sắt nội đô: đầu tư xây dựng 8 tuyến đường sắt nội đô liên kết thành mạng lưới đường sắt vận tải hành khách công cộng hoàn chỉnh, khuyến khích xây dựng ngầm trong đô thị trung tâm. Giai đoạn đầu bố trí các tuyến BRT trên một số hành lang chưa xây dựng tuyến đường sắt đô thị.

- Các công trình phục vụ đường sắt: cải tạo xây dựng mới hệ thống ga liên hoàn, các công trình đầu mối đường sắt lập thể kết nối liên thông giữa các tuyến vận tải: Hà Nội, Ngọc Hồi, Yên Viên, Bắc Hồng, Mê Linh, Đông Anh, Cổ Bi, Tây Hà Nội, Giáp Bát, Gia Lâm. Các nhà ga khác được cải tạo, mở rộng đảm bảo các khích thước hình học theo chức năng, đảm bảo kết nối tốt với các loại hình giao thông khác và được hiện đại hóa.

Quy định về quản lý đường thuỷ:

- Nâng cấp các tuyến đường thuỷ trên sông Đà, sông Hồng, sông Đuống đảm bảo thông tuyến quanh năm; cải tạo sông Đáy phục vụ giao thông thủy. Đảm bảo tĩnh không các tuyến sông theo qui định về vận tải thủy và tiêu thoát nước.

- Nâng cấp, tăng công suất hệ thống cảng hiện có. Xây dựng mới các bến cảng phục vụ cho các đô thị: Giang Biên, Vĩnh Ngọc và các cảng khách phục vụ cho các đô thị và du lịch đường thủy.

Quy định về quản lý đường hàng không:

- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nâng cấp đạt lưu lượng 35-50 triệu hành khách/năm giai đoạn đến năm 2030.

- Cải tạo cảng hàng không nội địa Gia Lâm. Sân bay Hòa Lạc, Miếu Môn là các sân bay chủ yếu phục vụ quân sự và kết hợp với dân sự khi có nhu cầu; Sân bay Bạch Mai sử dụng làm sân bay cứu hộ, trực thăng.

- Nghiên cứu sân bay Tiên Lãng ở Hải Phòng làm sân bay quốc tế dự phòng, hỗ trợ phục vụ cho Hà Nội.

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch giao thông)

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 31 - 32)