Chuỗi khu đô thị phía Bắc sông Hồng (khu C)

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 105 - 119)

- Ranh giới: Phía Nam giáp đê sông Hồng, phía Bắc giáp sông Cà Lồ, phía Tây giáp Vành đai 4, phía Đông Nam giáp Hưng Yên. Bao gồm các khu vực Mê Linh, Đông Anh, Yên Viên, Long Biên và Gia Lâm.

- Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 1,7 triệu dân. - Tính chất và chức năng chủ yếu:

Đô thị trung tâm được phát triển mở rộng về phía Bắc sông Hồng để hình thành ý tưởng thành phố hai bên sông. Khu vực này được phân tách thành các khu đô thị tập trung bởi các nêm xanh sông Đuống, Cổ Loa và đầm Vân Trì.

Mạng lưới cây xanh, mặt nước sinh thái hiện có tại khu vực được bảo vệ và duy trì để hình thành nên các không gian xanh đô thị. Trong đó hình thành các không gian chủ đạo về cây xanh, mặt nước, văn hóa: Đền Hai Bà Trưng - Sông Thiếp, Đầm Vân Trì - Cổ Loa - Đền Đô - Làng Phù Đổng; Cổ Loa - sông Hồng kết nối với Hồ Tây; Trục cầu Nhật Tân - Nội Bài gắn với trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch, triển lãm, logicstic…. Được chia thành 4 khu vực để quản lý phát triển bao gồm:

C1- Khu đô thị Mê Linh - Đông Anh. C2- Khu đô thị Đông Anh.

C3- Khu đô thị Đông Anh - Yên Viên. C4- Khu đô thị Long Biên – Gia Lâm.

(Chi tiết xem sơ đồ khu vực chuỗi khu đô thị phía bắc sông Hồng)

Cụ thể như sau:

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

2.1.3.1. Khu đô thị Mê Linh-Đông Anh (C1 )

(Chi tiết xem sơ đồ khu vực Mê Linh – Đông Anh)

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng

• Khu đô thị mới.

• Các chức năng chủ yếu: Công nghiệp tập trung, trung tâm dịch vụ y tế, giáo dục cấp vùng phía Bắc Hà Nội, khu nhà ở thấp tầng sinh thái.

Quy mô

• Quy mô dân số năm 2030: khoảng 0,45 triệu người. Quy mô dân số khống chế tối đa: 0,55 triệu người • Diện tích tự nhiên: 11.302 ha.

Diện tích xây dựng đô thị tối đa khoảng 7.000 ha.

Định hướng chính

• Tổ chức không gian cảnh quan chung:

Xây dựng đô thị Mê Linh-Đông Anh có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, hoàn chỉnh kết nối với hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật với các khu vực lân cận; đô thị có đặc thù riêng biệt gắn với vùng trồng hoa truyền thống.

Bảo tồn và phát triển du lịch đối với cụm di tích đền Hai Bà Trưng và các công trình di tích lịch sử có giá trị. Bảo tồn, phát triển các khu vực trồng hoa, làng nghề truyền thống hiện có.

Hình thành trục phát triển đô thị gắn với trục cao tốc Thăng Long – Nội Bài, kết nối đô thị Mê Linh-Đông Anh với sân bay Nội Bài và hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 18, phát triển trung tâm thương mại khu vực Bắc Hà Nội, khu dịch vụ Logistic và các khu công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao. Trên trục Thăng Long - Nội Bài tạo dựng cảnh quan đô thị bằng không gian xanh, hoa, cây cảnh.

Thiết lập trục cảnh quan gắn với sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Thiếc...gắn với bảo tồn vùng trồng hoa, cây cảnh; bảo vệ hệ thống kênh, mương, đầm rạch; hình thành đường dành cho người đi bộ, không gian mở, các công trình dịch vụ công cộng, kết nối với các khu ở.

• Các khu vực đô thị chính

Xây dựng trung tâm triển lãm, hội chợ hoa kết hợp vườn trồng và ươm hoa công nghiệp, trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây.

Thiết lập khu công nghệ cao, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao liên quan, khu dịch vụ Logistic.

Phát triển các khu đô thị đa chức năng (tài chính, thương mại, ngân hàng…), dịch vụ công cộng với mật độ cao ở các đầu mối giao thông chính.

Hạ tầng xã hội

• Trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng khu vực Bắc Hà Nội: Trung tâm giao lưu triển lãm, hội chợ quốc tế; Trung tâm nghiên cứu sinh học; Bảo tàng hoa, công viên hoa, công viên văn hóa và trung tâm vui chơi giải trí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Trung tâm TDTT phía Bắc – Mê Linh khoảng: 20ha • Trung tâm văn hóa cấp thành phố.

• Trung tâm GDĐT, y tế cấp Trung ương và Thành phố. • Khu du lịch gắn với văn hóa tâm linh Đền Hai Bà Trưng. • Chợ đầu mối nông sản cấp vùng

• Xây dựng các công trình công cộng thiết yếu phục vụ khu dân cư.

• Bổ sung quỹ đất di dân phố cổ và 1 số khu công nghiệp trong khu vực nội đô ra. Hạ tầng kỹ thuật

và môi trường • Giao thông:

Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường VĐ3, VĐ3,5; VĐ4, quốc lộ 5 kéo dài, trục Nhật Tân – Nội Bài, các tuyến đường sắt đô thị theo quy đinh của Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt.

Xây dựng các đường gom, cầu vượt, hầm chui qua các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường sắt quốc gia. Các tuyến đường chính đô thị với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ phải xây dựng nút giao khác mức.

Bố trí làn xe dành riêng cho xe buýt dọc theo các tuyến đường chính, trục chính đô thị. Đảm bảo quỹ đất xây dựng các công trình phục vụ giao thông công công cộng như điểm

Hạng mục Quy định quản lý

vận tải đa phương tiện, điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng phải bố trí nơi trông giữ phương tiện, các công trình dịch vụ phục vụ giao thông công cộng.

• Hệ thống thoát nước chính là hệ thống thoát nước riêng giữa nước mưa và nước thải. Khu vực dân cư làng xóm hiện có cho phép sử dụng hệ thống thoát nước thải nửa riêng. Nước thải thu gom 100%, đưa về trạm xử lý nước thải Mê Linh, Hải Bối.

Cao độ nền đối với các khu vực thoát nước tự chảy được xác định trên cơ sở cao độ mực nước nguồn xả theo tần suất tính toán. Đối với các khu vực phải bơm động lực ra các tuyến sông, cao độ nền được xác định trên cơ sở mực nước tính toán của tuyến thoát nước chính về trạm bơm tiêu và độ dốc thủy lực của các tuyến cống thoát nước.

• Đảm bảo hành lang các tuyến điện cao thế 110kV, 220kV; bố trí quỹ đất các trạm 220kV xây mới gồm Đông Anh 2, Vân Trì, Mê Linh. Các tuyến đường dây trung thế, hạ thế, cáp thông tin liên lạc xây dựng mới phải đi ngầm trong tuynel, hào kỹ thuật và bể cáp.

• Hạ ngầm toàn bộ hệ thống cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc hiện có trong tuynel hoặc hào cáp, cải tạo TBA hiện có và TBA hạ thế xây mới phải dùng trạm kín hoặc trạm ngầm.

• Duy trì nhà máy nước ngầm Bắc Thăng Long. Mạng lưới đường ống cấp nước là mạng lưới vòng, phải đảm bảo cấp nước chữa cháy theo quy định của Quy chuẩn.

• Nước thải công nghiệp từ các nhà máy, khu công nghiệp Mê Linh, Thăng Long phải được xử lý đảm bảo các quy định trước khi xả vảo hệ thống thoát nước thải riêng của thành phố.

Chất thải rắn phải được phân loại, thu gom 100% và chuyển về các khu xử lý chất thải rắn tập trung phía Bắc thành phố. Các chất thải rắn y tế, công nghiệp nguy hại phải được phân loại, thu gom và xử lý theo riêng.

Mở rộng theo quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh môi trường nghĩa trang Thanh Tước. Từng bước đóng cửa các nghĩa trang hiện có, dị chuyển nghĩa trang rải rác trong khu vực phát triển đô thị về khu nghĩa trang được chỉ định của thành phố.

• Đảm bảo các chỉ tiêu về quỹ đất cây xanh đô thị. Kiểm soát ô nhiễm KCN Mê Linh, Thăng Long.

• Cải thiện chất lượng môi trường hệ thống cây xanh, công viên, mặt nước. Kiểm soát ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn do phát triển đô thị và hoạt động công nghiệp.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

• Tầng cao:

Phát triển công trình cao tầng tại khu vực trung tâm, các tuyến đường chính đô thị (Thăng Long-Nội Bài, tuyến nối cầu Thượng Cát với khu công nghiệp Quang Minh, tuyến đường liên khu vực nối khu đô thị Đông Anh với Mê Linh...),

Khống chế chiều cao công trình nằm trong vùng tĩnh không của sân bay quốc tế Nội Bài tuân thủ quy định.

• Đất dân dụng: 65 – 80 m2/người

• Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Được phép, khuyến khích

• Xây dựng các quần thể kiến trúc cao tầng, hiện đại và đồng bộ trên các tuyến giao thông chính đô thị, xây dựng thấp tầng tại các khu vực không gian xanh.

• Việc kiểm soát sự thống nhất giữa các dự án đô thị đang triển khai để hình thành không gian đô thị thống nhất và đồng bộ.

• Bảo vệ các tuyến sông hồ hiện có thành mạng lưới không gian xanh , công viên vui chơi giải trí cho đô thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không cho phép

• Các hoạt động xây dựng làm phá vỡ không gian tự nhiên, cảnh quan các di tích lịch sử (đặc biệt khu vực đền Hai Bà Trưng)

• Chuyển đổi chức năng đất trồng hoa, cây cảnh đã được phê duyệt sang đất xây dựng công trình. Các hoạt động xây dựng gây ô nhiễm môi trường.

• Lấn chiếm hành lang sông Hồng, sông Cà Lồ và đầm Vân Trì và các không gian mặt

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Hạng mục Quy định quản lý

nước sinh thái của khu vực.

• Bố trí các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ nằm trong đô thị.

Được phép có điều kiện

• Các dự án phục vụ vui chơi giải trí, du lịch nằm trong vùng cảnh quan sông Thiếc, đầm Vân Trì... được phép xây dựng nhưng đảm bảo mật độ xây dựng theo QCTC VN

• Các cơ sở sản xuất hiện hữu nằm trong khu vực đô thị trước mắt được phép tồn tại, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến cảnh quan chung đô thị.

2.1.3.2. Khu đô thị Đông Anh ( C2 )

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng

• Đô thị cải tạo và khu đô thị xây dựng mới.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Hạng mục Quy định quản lý

• Các chức năng chủ yếu: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp đa ngành, trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, TDTT, dịch vụ du lịch.

Quy mô

• Quy mô dân số năm 2030: khoảng 0,55 triệu người. • Quy mô dân số khống chế tối đa: 0,67 triệu người • Diện tích tự nhiên: 9.854 ha.

• Diện tích xây dựng đô thị tối đa khoảng 8.000 ha.

Định hướng chính

• Tổ chức không gian cảnh quan chung:

Tạo dựng hình ảnh đô thị mới hiện đại phía Bắc sông Hồng với các công trình kiến trúc có giá trị văn hoá lịch sử, (thành Cổ Loa, đầm Vân Trì, sông Thiếp) và các công trình xây dựng mới tiêu biểu kết nối với trục không gian Hồ Tây-Cổ Loa.

Phát triển đô thị Đông Anh trên cơ sở mở rộng thị trấn Đông Anh về 2 phía tuyến đường vành đai 3 Hà Nội, khai thác và tận dụng tối đa cảnh quan của Sông Hồng, sông Đuống, đầm Vân Trì và khu di tích Cổ Loa.

Thiết lập không gian đô thị mới hiện đại dọc trục Nhật Tân – Nội Bài, các trung tâm về tài chính, ngân hàng và dịch vụ chất lượng cao.

Cải tạo nâng cấp về kiến trúc và hạ tầng thị trấn Đông Anh hiện hữu. • Các khu vực đô thị chính

Hình thành khu công nghiệp kỹ thuật cao, nghiên cứu & phát triển gắn với hành lang xuyên Á phía Đông Bắc huyện Đông Anh.

Chuyển đổi các cơ sở công nghiệp phân tán và khu, cụm công nghiệp nằm trong khu vực đô thị sang các chức năng đô thị

Thiết lập trung tâm Du lịch sinh thái và thể thao vui chơi giải trí của Thành phố gắn với khu vực bảo tồn thảm thực vật đầm Vân Trì. Hình thành khu trung tâm Du lịch sinh thái và Khu thể thao (ASIAD) kết hợp với khu Hà Nội EXPO và vui chơi giải trí của Thành phố gắn với vùng cảnh quan sông Hồng. Phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ công cộng gắn với môi trường sinh thái sông Hồng, đầm Vân Trì và sông Cà lồ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực dọc sông Thiếp được nghiên cứu quy hoạch cùng với trục Hồ Tây – Cổ Loa, giữ tối đa diện tích cây xanh mặt nước tại khu vực này.

Hạ tầng xã hội

• Khu du lịch văn hóa Cổ Loa – Vân Trì (sân golf Vân Trì cùng các khu resort, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp xung quanh đầm Vân Trì), công viên văn hóa lịch sử Cổ Loa kết hợp Trường quay ngoài trời, tham quan du lịch.

• Công viên vui chơi giải trí đầm Vân Trì. • Khu TT thể thao ASIAD khoảng 200ha.

• Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế EXPO (diện tích 10-50h)

• Khu trung tâm thương mại, tài chính, giao dịch quốc tế, khoa học kỹ thuật công nghệ. • Trung tâm thương mại, bán buôn, dịch vụ đa chức năng.

• Khu công nghiệp sạch, kỹ thuật cao Đông Anh

• Bổ sung các công trình hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ, trạm y tế và các tiện ích đô thị) trong thị trấn Đông Anh hiện hữu.

• Tạo lập các không gian xanh, bãi đỗ xe phục vụ tiện ích cho các khu trung tâm Hạ tầng kỹ thuật

và môi trường • Giao thông:

Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên và tuyến đường sắt vành đai, các tuyến đường sắt đô thị theo quy đinh của Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt.

Xây dựng các đường gom, cầu vượt, hầm chui qua các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường sắt quốc gia. Xây dựng các nút giao khác mức giữa các tuyến đường chính đô thị với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ.

Hạng mục Quy định quản lý

chuẩn quy định.

Bố trí làn xe dành riêng cho xe buýt dọc theo các tuyến đường vành đai. Bố trí đủ đất để xây dựng các công trình phục vụ giao thông công công cộng như điểm trung chuyển, hệ thống nhà chờ. Các trung tâm vận tải đa phương tiện, điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng phải bố trí nơi trông giữ phương tiện, các công trình dịch vụ phục vụ giao thông công cộng.

• Hệ thống thoát nước chính là hệ thống thoát nước riêng. Khu vực dân cư làng xóm hiện có cho phép sử dụng hệ thống thoát nước thải nửa riêng, thu gom qua giếng tách và cống bao trước khi đưa về trạm xử lý.

• Cao độ nền đối với các khu vực thoát nước tự chảy được xác định trên cơ sở cao độ mực nước nguồn xả theo tần suất tính toán. Đối với các khu vực phải bơm động lực, cao độ nền được xác định trên cơ sở mực nước tính toán của tuyến thoát nước chính về trạm bơm tiêu và độ dốc thủy lực của các tuyến cống thoát nước.

Đảm bảo quỹ đất xây dựng các đường dây 110kV, 220kV,500kV, trạm 220kV Đông Anh 3, trạm 500kV nối cấp Đông Anh. Cải tạo hạ ngầm tuyến 110kV Đông Anh – Sóc Sơn. Các tuyến đường dây xây dựng mới trong phạm vi đô thị phải đi ngầm trong tuynel, hào kỹ thuật và bể cáp.

• Hạ ngầm toàn bộ hệ thống cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc hiện có trong tuynel hoặc hào cáp, cải tạo TBA hiện có và TBA hạ thế xây mới phải dùng trạm kín hoặc trạm ngầm.

• Duy trì nhà máy nước ngầm Đông Anh, bổ sung nguồn nước từ nhà máy nước mặt sông Đuống. Mạng lưới đường ống cấp nước là mạng lưới vòng và phải đảm bảo cấp nước chữa cháy theo quy định.

• Nước thải từ nhà ở, CTCC phải được xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống nước thải

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 105 - 119)