Thị vệ tinh Phú Xuyên (VT5)

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 160 - 164)

Đô thị vệ tinh Phú Xuyên, là cửa ngõ phía Nam Hà Nội, tập trung nhiều đầu mối giao thông quốc gia như: Quốc lộ 1A, cao tốc Bắc Nam, đường sắt Bắc Nam; cao tốc Tây Bắc - quốc lộ 5 và cảng sông Vạn Điểm. Các khu công nghiệp Phú Xuyên là nơi thuận lợi để di dời công nghiệp từ các khu vực nội đô, khu vực Hà Tây (cũ) tới và phù hợp phát triển dịch vụ trung chuyển hàng hóa. Các khu công nghiệp này liên kết với các khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) sẽ tạo điều kiện hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho vùng đồng bằng phía Nam sông Hồng. Giới hạn phát triển của đô thị vệ tinh Phú Xuyên như sau:

- Phía Bắc giới hạn phát triển đến xã Hồng Hải, Văn Tự và Tô Hiệu của huyện Thường Tín - Phía Nam giới hạn phát triển đến đường cao tốc Tây Bắc – QL5B

- Phía Đông giới hạn phát triển đến đê sông Hồng

- Phía Tây giới hạn phát triển đến đường Ngọc Hồi – Phú Xuyên

(Chi tiết xem sơ đồ khu vực đô thị vệ tinh Phú Xuyên)

Các quy định quản lý phát triển như sau:

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng • Đô thị dịch vụ, công nghiệp và hỗ trợ phát triển vùng nông thôn

Quy mô /mật độ

• Quy mô dân số năm 2030: khoảng 0,127 triệu người • Quy mô dân số khống chế tối đa: 0,155 triệu người. • Đất xây dựng đô thị khoảng 2.500-3.000 ha.

Định hướng chính

• Phát triển đô thị Phú Xuyên trở thành đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa; đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, đầu mối của các hành lang giao thông quốc gia.

• Xây dựng với các khu vực công nghiệp, trung chuyển phân phối nông sản vùng và đầu mối giao thông vùng, Hình thành các trung tâm tiếp vận hàng hóa và Logistics tại các khu vực đầu mối giao thông.

• Xây dựng hình ảnh đô thị mặt nước. Phát triển đô thị với đặc trưng nhiều hồ nước, kênh mương để phù hợp với đặc điểm vùng thấp và ứng phó với vấn đề lũ lụt dọc theo các sông chảy qua khu vực.

• Khu công nghiệp sạch, chế biến nông nghiệp , công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp đa ngành với quy mô hợp lý, hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp năng suất cao, thu hút các cơ sở công nghiệp từ nội thành tới. Hình thành cụm trường đại học quy mô khoảng 30-40ha đào tạo các ngành nghề liên quan đến dịch vụ hỗ trợ công nghiệp. Ưu tiên phát triển các khu nhà ở phục vụ công nhân khu công nghiệp.

• Hình thành các khu chức năng đô thị tương đối độc lập , hạn chế nhu cầu lưu thông cắt ngang các tuyến giao thông. Khu vực phía Tây tuyến đường cao tốc Bắc Nam dự kiến phát triển các khu dân cư, trung tâm thương mại, giáo dục, y tế.

• Các chức năng đô thị công nghiệp, dịch vụ theo mô hình sinh thái liên kết hữu cơ giữa hệ thống không gian công cộng gắn với mặt nước, cây xanh sông Nhuệ và sông Hồng. Các không gian công cộng và các khu dân cư đều được tiếp cận với hệ thống giao thông hiện đại.

• Xây dựng mới Khu CN Thường Tín- Phú Xuyên (khoảng 1.000ha) với các ngành chế biến nông sản- thực phẩm, công nghiệp nhẹ, chế biến xuất khẩu, hệ thống cảng, kho tàng bến bãi dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (Logistic) …;

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chinh

• Đất dân dụng đô thị: 60 – 70 m2/người

Hạng mục Quy định quản lý

Chiều cao công trình • Phát triển công trình cao tầng tại lõi trung tâm tạo điểm nhấn • Phát triển công trình thấp tầng tại các khu vực chức năng Mật độ xây dựng

• Xây dựng mật độ cao theo mô hình đô thị nén tại lõi trung tâm gắn với ga đường sắt và đầu mối giao thông.

• Xây dựng mật độ thấp tại các khu vực chức năng.

Hạ tầng xã hội

• Phát triển nhà ở phù hợp với tiềm năng phát triển đô thị, đặc điểm không gian đô thị và đặc thù cơ cấu dân cư của mỗi khu vực. Khuyến khích phát triển các loại hình nhà ở linh hoạt, nhà ở sinh thái, tiết kiệm năng lượng.

• Phát triển các cơ sở đào tạo dạy nghề cho nhu cầu lao động của vùng. Đặc biệt khu vực phát triển hệ thống các trung tâm đào tạo, nghiên cứu công nghệ sinh học, công nghệ ứng dụng sản xuất nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Quy mô đào tạo dự kiến 2 vạn sinh viên với quỹ đất dự kiến 100 ha

• Cụm công trình y tế đa chức năngtại khu vực Phú Xuyên (200ha)

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường vành đai, đường sắt đô thị, nhà ga theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt.

• Giao thông đối ngoại liên kết thống nhất giữa các loại hình giao thông: Đường sắt, đường thuỷ và đường bộ, tạo thành đầu mối trung chuyển hàng hoá phía Nam Hà Nội. • Mạng lưới và các công trình phục vụ giao thông cần được xây dựng đồng bộ và hiện

đại, xứng đáng vai trò cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội. • Hạn chế san nền, đào đắp phá vỡ địa hình tự nhiên.

• Hệ thống thoát nước mưa: riêng hoàn toàn. Hình thức tiêu: tự chảy kết hợp động lực. Hướng tiêu thoát: về phía sông Hồng và sông Nhuệ. Cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu Khai Thái, Bộ Đầu

• Hệ thống điện trung hạ áp: trong ranh giới đô thị bắt buộc đi ngầm. Hệ thống trạm biến áp và lưới hạ thế có bán kính phục vụ không quá 300m.

• Nguồn cấp nước cho đô thị từ nhà máy nước sông Đuống, xây dựng trạm bơm tăng áp tại chỗ đảm bảo áp lực nước, lưu lượng nước.

• Hệ thống thoát nước thải: riêng hoàn toàn. Xử lý nước thải tập trung tại các trạm làm sạch nước thải Phú Minh – Phú Xuyên. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý: sông Nhuệ không làm ô nhiễm hạ lưu phia Hà Nam.

• Xử lý chất thải rắn tập trung tại các khu xử lý chất thải rắn: Châu Can. • Sử dụng nghĩa trang tập trung: Phú Xuyên

• Kiểm soát ô nhiễm do phát triển đô thị, công nghiệp. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Hạn chế khai thác nguồn nước ngầm, quan trắc giám sát mức độ sụt lún đất khu vực thực hiện dự án.

• Kiểm soát các khu vực nhạy cảm ven sông, nguy cơ sói mòn đất. Được phép,

Khuyến khích • Bảo vệ và mở rộng các không gian mặt nước và các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật ứng phó với điều kiện ngập nước của khu vực.

Được phép có điều kiện

• Phát triển các dự án về đào tạo, y tế có quy mô nhỏ và vừa phải để hạn chế sử dụng quỹ đất lúa vào phát triển đô thị.

• Chuyển đổi các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, có hiệu quả kinh tế thấp sang các loại hình công nghiệp công nghệ cao.

• Phát triển mở rộng ra phía sông Hồng nhưng không ảnh hưởng tới hành lang thoát lũ và môi trường khu vực hạ lưu sông Hồng

Không được phép

• Các loại hình công nghệp gây ô nhiễm và các hoạt động xây dựng gây cản trở hành lang

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Hạng mục Quy định quản lý

thoát lũ dọc sông Hồng và sông Nhuệ

• xây dựng các công trình ảnh hưởng tới các hành lang cách ly và bảo vệ của các tuyến đường, tuyến hạ tầng đi qua khu vực đô thị.

Quy định khác • Các khu vực dọc các tuyến đường cao tốc, dọc đê sông Hồng và dọc sông Nhuệ cần có quy định kiểm soát riêng.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 160 - 164)