Thị vệ tinh Sơn Tây (VT2)

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 149 - 153)

Đô thị vệ tinh Sơn Tây được phát triển mở rộng từ thị xã Sơn Tây về phía Tây kết nối với vùng cảnh quan Ba Vì, hồ Suối Hai trở thành trung tâm hỗ trợ dịch vụ du lịch của vùng phía Tây Bắc thủ đô. Tại đô thị Sơn Tây với nền tảng lịch sử phát triển đô thị lâu dài, với những làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, đền Và . . . và vùng cảnh quan sinh thái hấp dẫn tại khu vực sẽ được phát triển các chức năng hỗ trợ du lịch, đào tạo, y tế cùng các cơ sở an ninh quốc phòng hiện có sẽ xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô. Giới hạn phát triển của đô thị Sơn Tây như sau:

- Phía Bắc giới hạn phát triển đến sông Hồng

- Phía Nam giới hạn phát triển đến xã Trung Sơn Trầm - Phía Đông giới hạn phát triển đến quốc lộ 32

- Phía Tây giới hạn phát triển hồ Xuân Khanh và xã Xuân Sơn

(Chi tiết xem sơ đồ đô thị vệ tinh Sơn Tây)

Các quy định quản lý phát triển như sau:

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng • Đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng

Quy mô /mật độ

• Quy mô dân số năm 2030: khoảng 0,18 triệu người. • Quy mô dân số khống chế tối đa: 0,217 triệu người. • Diện tích đất tự nhiên: 6.111 ha.

• Đất xây dựng đô thị khoảng 4.000 ha

Định hướng chính

• Phát triển đô thị văn hóa đặc trưng cửa ngõ phía Tây Bắc của Hà Nội trên cơ sở bảo tồn di sản văn hóa truyền thống (Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và các di tích lịch sử văn hóa khác), bảo tồn và phát triển tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch.

• Tăng cường đa dạng môi trường tự nhiên và tính chất sinh học của vùng phát triển trung tâm kỹ thuật sinh học hỗ trợ cho du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái trên cơ sở khai thác lợi thế ưu đãi về cảnh quan đa dạng vùng sông Hồng, sông Tích, Ba Vì – Suối Hai. • Xây dựng đô thị có bản sắc văn hóa đặc trưng – văn hóa xứ Đoài: Thành cổ Sơn Tây,

làng cổ Đường Lâm, hồ Xuân Khanh và hồ Kỳ Sơn là những không gian trọng tâm chính để tổ chức không gian đô thị.

• Phát triển mở rộng đô thị về phía Tây, hướng về khu vực hồ Xuân Khanh & hồ Đường. Hạn chế phát triển về hướng Nam & hướng Đông.

• Xây dựng đô thị hài hòa với đặc điểm địa hình tự nhiên, có hệ thống giao thông đô thị kết nối hài hòa giữa khu phát triển mới và làng xóm cũ, đặc biệt là khu vực Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm.

• Xây dựng cụm trường tập trung tại khu vực phía Tây với quy mô khoảng 350 ha. • Xây dựng trung tâm y tế tập trung với quy mô khoảng 50ha.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chinh

• Đất dân dụng: 90 – 95 m2/người

• Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam. Tầng cao công trình

• Khu vực xây dựng cao tầng tại khu ở mới và dọc trục trung tâm mới.

• Phát triển thấp tầng tại khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực kế cận với thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm

Mật độ xây dựng

• Khu vực đô thị hiện hữu giữ nguyên mật độ • Khu vực xây dựng mật độ cao tại trung tâm mới.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Hạng mục Quy định quản lý

• Xây dựng mật độ thấp tại các khu vực chức năng phù hợp với đặc điểm sinh thái tự nhiên tại khu vực.

Hạ tầng xã hội

• Phát triển các loại hình nhà ở phù hợp với đặc điểm không gian đô thị và đặc thù cơ cấu dân cư của mỗi khu vực theo hướng nhà vườn, mật độ thấp.

• Hệ thống trường của quân đội sẽ được hỗ trợ bởi hệ thống dịch vụ công cộng đô thị của các cụm trường mới được đầu tư.

• Hạ tầng xã hội cấp khu ở được quản lý phân bố, vị trí, quy mô, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia.

• Không gian xanh đệm giữa các khu vực chức năng được khai thác phục vụ các mục đích vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch

• Phát triển và hoàn thiện các trung tâm văn hoá - TDTT, thương mại, dịch vụ, du lịch, cải tạo không gian trọng điểm là khu vực thành cổ Sơn Tây.

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường vành đai, đường sắt đô thị, nhà ga theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt.

• Hoàn chỉnh và nâng cấp và xây mới các tuyến đường đối ngoại: QL32, QL21 trục chính liên kết các đô thị vệ tinh Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai; các tuyến đường tỉnh ĐT 413; ĐT 414, ĐT 417. Xây dựng mới: Đường vành đai 5 - cầu Vịnh Thịnh nối với thành phố Vĩnh Yên, liên kết vùng Thủ đô Hà Nội; đường Tây Thăng Long

• Cải tạo nâng cấp cảng Sơn Tây phục vụ cho vùng phía Tây Hà Nội, cở tàu 300 tấn cập cảng, công suất 400.000 tán /năm, khai thác tối đa tuyến vận tải thuỷ dọc sông Hồng. • Cải tạo kết hợp xây dựng mới hệ thống giao thông đô thị đáp ứng nhu cầu quy hoạch mở

rộng đô thị.

• Cải tạo, nâng cấp bến xe Sơn Tây (3,65 ha); Xây dựng mới bến xe (5,0 ha). • Bố trí đầy đủ các bãi đỗ xe công cộng theo phân bố dân cư và tổ chức đô thị • Hạn chế san nền, đào đắp phá vỡ địa hình tự nhiên.

• Hệ thống thoát nước mưa: riêng hoàn toàn. Hình thức tiêu chủ yếu: tự chảy. Hướng tiêu thoát: về phía sông Hang, sông Tích và hồ Đồng Mô. Nạo vét, mở rộng sông Hang và các ngòi ra sông Tích.

• Hệ thống điện trung hạ áp: trong ranh giới đô thị bắt buộc đi ngầm. Hệ thống trạm biến áp và lưới hạ thế có bán kính phục vụ không quá 300m.

• Bổ sung chiếu sáng đường phố và ngõ xóm đạt 100% tỷ lệ mạng lưới đường. Chiếu sáng cảnh quan tạo hình cho khu thành cổ, phố cũ và một số vị trí cửa ngõ, điểm nhìn chính của đô thị.

• Nguồn cấp nước cho đô thị từ nhà máy nước sông Đà, xây dựng trạm bơm tăng áp tại chỗ đảm bảo áp lực nước, lưu lượng nước.

• Hệ thống thoát nước thải: riêng hoàn toàn. Xử lý nước thải tập trung tại: trạm làm sạch nước thải Trung Hưng. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý: sông Tích.

• Xử lý chất thải rắn tập trung tại các khu xử lý chất thải rắn: Xuân Sơn, Đồng Ké, Lại Thượng.

• Sử dụng nghĩa trang tập trung: Trung Sơn Trầm.

• Đảm bảo diện tích cây xanh, đa dạng sinh học trong khu vực. Được phép,

Khuyến khích • Khuyến khích phát triển các loại hình nhà ở sinh thái, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

• Phát triển các chức năng gắn với du lịch sinh thái và văn hóa, các hoạt động hỗ trợ cho du lịch, các dự án bảo tồn và phát huy các giá trị di sản tại địa phương.

Hạng mục Quy định quản lý

• Khắc phục các vùng sạt lở ven sông Hồng và bảo vệ các hành lang thoát lũ dọc sông Tích và các khe thoát nước hiện có trên địa bàn.

• Xây dựng công trình thấp tầng. Được phép

có điều kiện

• Phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với dịch vụ du lịch.

• Phát triển công trình tại các khu vực điểm nút giao thông quan trọng và không ảnh hưởng tới các không gian bảo tồn.

Không được phép

• Các tác động tiêu cực tới môi trường du lịch tại địa phương.

• Thay đổi cấu trúc không gian và đặc điểm tự nhiên hiện có của khu vực

• Phát triển các dự án sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm tới môi trường sống, môi trường du lịch của địa phương.

Quy định khác • Khu vực thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và đền Và quản lý riêng theo quy chế bảo tồn di sản.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 149 - 153)