Thị trấn sinh thái Phúc Thọ (ST1)

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 164 - 165)

Phát triển mở rộng thị trấn Phúc Thọ về phía đông trở thành trung tâm hỗ trợ phát triển vùng nông thôn huyện Phúc Thọ với các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gắn với TTCN làng nghề, dịch vụ công cộng, dịch vụ logistics hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất khác, chuyển giao công nghệ và đào tạo. Tạo liên kết chặt chẽ với khu vực phát triển nông nghiệp năng suất cao của Vĩnh Phúc ở phía Bắc. Phát triển thị trấn sinh thái gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương, hài hòa với không gian cảnh quan tự nhiên hiện có. Phát triển thị trấn dựa trên quốc lộ 32 và trục cảnh quan Bắc Nam dự kiến. Hạn chế sự phát triển lan tỏa, tránh tác động tiêu cực tới môi trường cảnh quan tự nhiên hiện có và các vùng bảo tồn làng nghề, di tích lịch sử, công trình văn hóa.

(Chi tiết xem sơ đồ khu vực thị trấn sinh thái Phúc Thọ)

Các quy định quản lý phát triển như sau:

Hạng mục Quy định quản lý

Tính chất, chức năng • Đô thị sinh thái kết hợp công nghiệp nhẹ và logistics hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao.

Quy mô

• Quy mô dân số (phát triển mới ) năm 2030 khoảng: 2,2 vạn người. • Quy mô dân số (phát triển mới ) khống chế tối đa: 2,8-3,0 vạn người • Diện tích đất tự nhiên: 870 ha.

• Diện tích xây dựng đô thị khoảng 400 ha.

Định hướng chính

• Phát triển đô thị Phúc Thọ trở thành đô thị trung tâm hỗ trợ phát triển vùng nông thôn với các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gắn với TTCN làng nghề, dịch vụ công cộng, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất khác, chuyển giao công nghệ và đào tạo.

• Phát triển đô thị dựa trên quốc lộ 32 và trục cảnh quan Bắc Nam dự kiến. Kiểm soát sự phát triển lan tỏa, tránh tác động tiêu cực tới môi trường cảnh quan tự nhiên hiện có và các vùng bảo tồn làng nghề, di tích lịch sử, công trình văn hóa.

• Phát triển các trung tâm thương mại dọc quốc lộ 32 và đường cảnh quan Bắc Nam, bảo vệ và tôn tạo các khu vực mặt nước hiện hữu.

• Cung cấp các dịch vụ chất lượng cao (y tế, giáo dục v.v…) nhằm phục vụ dân cư đô thị và dân cư của các làng nghề lân cận.v.v.

• Công nghiệp công nghệ cao liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

• Hình thành mạng lưới cây xanh ven trục đường dành cho người đi bộ, không gian mở, cung cấp sự kết nối tới khu vực nông nghiệp và không gian mặt nước.

• Hình thành vùng đệm kiểm soát sự phát triển mở rộng, lan tỏa của thị trấn sinh thái. Các chỉ tiêu kinh tế

kỹ thuật chinh

• Đất dân dụng đô thị: 90 – 95 m2/người

• Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam. Chiều cao công trình

• Xây dựng đô thị theo hướng thấp tầng.

• Cho phép xây dựng một số công trình cao tầng tại trung tâm làm điểm nhấn không gian đô thị.

Mật độ xây dựng • Mật độ xây dựng thấp và trung bình.

• Cho phép xây dựng mật độ cao tại các khu vực đầu mối giao thông quan trọng. Hạ tầng xã hội

• Phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu nhà ở tại chỗ của vùng nông thôn và của dân cư đô thị. • Phát triển nhà ở theo các dự án đô thị xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng

Hạng mục Quy định quản lý

• Hỗ trợ các tiện ích công cộng cho nhu cầu sử dụng và khai thác của cả vùng nông thôn lân cận.

• Cung cấp các dịch vụ chất lượng cao (y tế, giáo dục v.v…) phục vụ dân cư đô thị và dân cư của các làng nghề lân cận.v.v.

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường vành đai, đường sắt đô thị, nhà ga theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt.

• Hệ thống giao thông các thị trấn được phát triển trên cơ sở hệ thống đường hiện có kết hợp xây dựng mới đảm bảo thống nhất đồng bộ và hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái đặc thù của các thị trấn, đảm bảo liên hệ nhanh chóng với đô thị trung tâm và các đô thị khác.

• Hệ thống các công trình phục vụ giao thông đáp ứng đủ nhu cầu và được xây dựng hiện đại: Dành đủ đất bố trí bãi đõ xe ôtô công cộng.tại các khu vực trung tâm thị trấn • Hạn chế san nền, đào đắp phá vỡ địa hình tự nhiên.

• Hệ thống thoát nước mưa: riêng hoàn toàn. Hình thức tiêu chủ yếu: tự chảy. Hướng tiêu thoát: về phía sông Tích.

• Nguồn cấp nước cho đô thị từ nhà máy nước sông Đuống, xây dựng trạm bơm tăng áp tại chỗ đảm bảo áp lực nước, lưu lượng nước.

• Hệ thống thoát nước thải: riêng hoàn toàn. Xử lý nước thải tập trung tại: trạm làm sạch nước thải Phúc Thọ. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý: sông Tích.

• Xây dựng nhà hỏa tang phục vụ nhu cầu tang lễ văn minh tại khu vực phía Tây Bắc thành phố.

• Sử dụng nghĩa trang tập trung: Vĩnh Hằng, Yên Kỳ II, Nam Phương Tiến

• Kiểm soát ô nhiễm trong đô thị và khu vực làng nghề. Đảm bảo tỷ lệ cây xanh đô thị. Được phép,

Khuyến khích

• Phát triển các dịch vụ công cộng chất lượng cao, các chức năng hỗ trợ phát triển vùng nông thôn

• Sử dụng các đặc điểm kiến trúc nông thôn truyền thống tại khu vực. Được phép

có điều kiện

• Phát triển công trình cao tầng, mật độ cao tại vị trí nút giao thông đường quốc lộ 32 và đường trục Bắc Nam.

• Phát triển các cơ sở đào tạo, y tế và an sinh xã hội quy mô trung bình phục vụ chung cho thủ đô và vùng nông thôn.

Không được phép • Các hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm, các hoạt động ảnh hưởng tới hành lang thoát lũ và hoạt động lưu thông dọc quốc lộ 32

Quy định khác • Khu vực dọc theo tuyến đường QL32 và trục Bắc Nam được quản lý theo quy định riêng.

Một phần của tài liệu Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx (Trang 164 - 165)