Những sai lầm cơ bản trong xây dựng chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược KD cho Cty Cổ phần chế tạo biến thế và vật liệu điện Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015 (Trang 29 - 30)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.3 Những sai lầm cơ bản trong xây dựng chiến lược kinh doanh

Một CLKD hiệu quả khi mà nó được xây dựng trên những căn cứ chuẩn xác, theo đúng quy trình và đáp ứng các yêu cầu cũng như mục đích của thời kỳ chiến lược. Tuy nhiên có những chiến lược được xây dựng dựa trên đầy đủ các yếu tố trên nhưng vẫn thất bại. Một số sai lầm phổ biến khi xây dựng chiến lược :

- Không phân biệt chiến lược và hoạt động

Đây là sai lầm phổ biến và căn bản nhất; chiến lược tốt không có nghĩa hoạt động sẽ tốt và ngược lại. Một chiến lược tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự khác biệt cho mình, và nó chỉ thành công trên cơ sở là những hoạt động hiệu quả.

- Không xác định được những việc Công ty sẽ không làm

Các Công ty trong xây dựng chiến lược thường không chỉ ra những việc mà chiến lược của họ không hướng tới. Điều này dẫn tới việc quá trình thực hiện chiến lược bị đi chệch hướng và bị ảnh hưởng bởi chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.

- Quá nhiều người tham gia vào xây dựng chiến lược

Để xây dựng một chiến lược không nhất thiết phải cần có nhiều người tham gia bởi nó không chỉ làm cho việc thống nhất các phương án chiến lược trở nên khó khăn mà còn khiến chi phí cho việc xây dựng chiến lược tăng nên làm giảm hiệu quả của chiến lược ngay ở khâu đầu tiên.

- Chạy đua theo tăng trưởng

Quan điểm cho rằng xây dựng chiến lược kinh doanh là để đẩy mạnh tăng trưởng là môt quan điểm sai lầm mà các doanh nghiệp hiện nay đang chạy theo. “ Tăng trưởng chỉ để tăng trưởng”. Trong cuộc đua này, Công ty sẽ mất đi bản sắc riêng của mình và cùng với nó là khả năng đem lại lợi nhuận. Lời khuyên cho các doanh nghiệp là: “Trở thành một Công ty lớn và thua lỗ để làm gì? Công ty tăng trưởng là rất tốt, song sự tăng trưởng chỉ tốt khi nó đi cùng khả năng sinh lợi nhuận cao hơn mức trung bình trong lĩnh vực.”

- Giữ kín thông tin về chiến lược

Các doanh nghiệp hiện nay thường cho rằng thông tin về chiến lược là thông tin bảo mật, chỉ có các nhà quản trị cấp cao mới có quyền được biết. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy rằng, để chiến lược kinh doanh hiệu quả, không bao giờ nên giữ nó trong bí mật. Người lãnh đạo phải thường xuyên nhắc đến chiến lược của Công ty trong những câu chuyện với các nhân viên của mình, với các nhà cung ứng và cả các KH.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược KD cho Cty Cổ phần chế tạo biến thế và vật liệu điện Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w