III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4.2 Giải pháp đào tạo nâng cao nguồn nhân lực
Thực hiện giải pháp này nhằm mục đích:
- Nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động hiện tại đáp ứng sự thay đổi của thị trường và các yêu cầu của công việc.
- Biến nguồn nhân lực trở thành một thế mạnh, một lợi thế cạnh tranh của Công ty khi nền kinh tế ổn định và phất triển trở lại thể hiện qua khả năng nắm bắt công nghệ sản xuất hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhóm giải pháp này được cụ thể hoá qua các nội dung sau:
- Đẩy mạnh công tác đào tạo bổ sung kĩ thuật cho lao động, chú trọng đào tạo lực lượng kế cận để khắc phục xu hướng tuổi thợ tăng lên cũng như chuẩn bị một lực lượng lao động thích hợp có khả năng điều khiển các dây chuyền công nghệ hiện đại.
- Đối với đội ngũ kĩ sư: Công ty có thể thực hiện cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo, học tập. Đây là cách đào tạo khá tốn kém song kết quả mang lại rất cao và năng lực của Công ty sẽ được tăng lên khi đội ngũ này sau khi được đào tạo sẽ quay trở về thực hiện hoạt động đào tạo nội bộ trong Công ty. Điều này sẽ giúp Công ty chủ động hơn
trong việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cho các mục tiêu chiến lược của mình. Ngoài ra, Công ty cũng có thể thực hiện đào tạo trong nước thông qua các khoá đào tạo ngắn ngày, ngoài giờ, liên kết về đào tạo nguồn nhân lực với Tổng Công ty và các Công ty thành viên.
- Đối với cán bộ quản lý, bên cạnh việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý còn phải bồi dưỡng về mặt đạo đức, chính trị để có được những nhà quản lý có trình độ, có khả năng phán đoán và giải quyết các vấn đề một cách độc lập. Đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí về nhân sự.