Phương pháp riêng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược KD cho Cty Cổ phần chế tạo biến thế và vật liệu điện Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015 (Trang 30 - 34)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2 Phương pháp riêng

Phương pháp đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

Ma trận này cho phép nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, địa lý, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh.

Bảng 2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài Mức quan trọng Phân loại Điểm đánh giá

Tổng 1,00

Các bước lập ma trận EFE:

1. Lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quan trọng đối với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể lấy từ 10 đến 20 yếu tố chính tạo thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp.

2. Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố phải bằng 1,0. Mức phân loại này có ý nghĩa chỉ rõ tầm quan trọng của yếu tố đó với sự thành công trong ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.

3. Đánh giá từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đối với các cách thức mà doanh nghiệp phản ứng với nó như thế nào. Trong đó: doanh nghiệp phản ứng tốt 4 điểm, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu.

4. Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với mức phản ứng của doanh nghiệp để xác định điểm đánh giá khả năng thích ứng của doanh nghiệp với điều kiện đó của môi trường.

5. Cộng tổng số điểm đánh giá về khả năng phản ứng của doanh nghiệp với toàn bộ các yếu tố bên ngoài.

Kết quả cho ta nhận xét:

Nếu tổng số điềm là 2,5 có nghĩa là điều kiện môi trường được doanh nghiệp phản ứng ở mức trung bình, số điểm lớn hơn 2,5 có nghĩa các yếu tố bên ngoài thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; số điểm nhỏ hơn 2,5 nghĩa là môi trương không thuận lợi hay doanh nghiệp chưa phản ứng tốt với điều kiện bên ngoài.

Cung cấp một nhận xét tổng quát về tình hình nội bộ doanh nghiệp

Bảng 2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong Mức quan trọng Phân loại Điểm đánh giá

Tổng 1,00

Các bước lập ma trận

1. Liệt kê các yếu tố then chốt bên trong đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp, có thể lấy từ 10 đến 20 yếu tố

2. Quy định tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp, mức quan trọng lấy từ 0,0 đên 1,0. Tầm quan trọng này là sự đánh giá khách quan mà bất cứ doanh nghiệp nào ở trong cùng 1 ngành 1lĩnh vực đều được đánh giá là như nhau.

3. Xếp loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó điểm yếu lớn nhất là 1, điểm yếu nhỏ nhất là 2, điểm mạnh nhỏ nhất là 3, điểm mạnh lớn nhất là 4.

4. Lấy tích số giữa tầm quan trọng và mức đánh giá của từng yếu tố để đánh giá sức mạnh tổng quát của doanh nghiệp.

5. Cộng tất cả số điểm đánh giá cho mối yếu tố để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của doanh nghiệp.

Nếu số điểm >2,5 là doanh nghiệp mạnh; <2,5 là doanh nghiệp yếu. Ma trận đánh giá khả năng cạnh tranh

Cho phép so sánh tương quan giữa những doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp đang nghiên cứu trên những yếu tố quan trọng cả bên trong và bên ngoài từ đó xác định vị thế của doanh nghiệp cũng như điểm yếu, mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ hình thành chiến lược sau này.

Những quy ước về xác định hệ số quan trọng và đánh giá mức độ tương ứng của các yếu tố tương tự như ma trận EFE và IFE. Các doanh nghiệp đưa vào ma trận là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp.

Các yếu tố so

sánh Hệ số

DN nghiên cứu DN Cạnh tranh 1 DN cạnh tranh 2 Phân loại Điểm

đánh giá Phân loại Điểm đánh giá Phân loại Điểm đánh giá Tổng 1,00

Dựa vào ma trận đánh giá khả năng cạnh tranh ta sẽ có được các thông tin:

- So sánh điểm đánh giá của từng yếu tố để thấy thế mạnh, yếu của doanh nghiệp cũng như đối thủ cạnh tranh.

- So sánh tổng điểm đánh giá để thấy vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với các đối thủ khác.

Phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh

Phương pháp Phân tích SWOT

Đây là một phương pháp phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu về môi trường giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược một cách khoa học. SWOT có thể đưa ra sự liên kết từng cặp một cách ăn ý hoặc là sự liên kết giữa 4 yếu tố S (Strengths- điểm mạnh), W (Weaknesses- Điểm yếu) O (Opportunities- Cơ hội), T (Threat- Đe dọa). Qua đây giúp cho doanh nghiệp hình thành các chiến lược của mình có hiệu quả nhằm khai thác tốt nhất cơ hội có được từ bên ngoài, giảm bớt hoặc né tránh các đe dọa trên cơ sở phát huy mặt mạnh và khắc phục những yếu kém.

Các bước để thành lập một ma trận SWOT cần thực hiện theo trình tự: Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa bên ngoài, liệt kê các điểm mạnh nổi trội và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp. Sau đó tiến hành kết hợp các yếu tố SO, ST, WO, WT . SWOT đòi hỏi phải có sự tư duy logic và sáng tạo để tìm ra các phương án chiến lược cụ thể.

Bảng 2.5 Ma trận SWOT

Bên ngoài

Bên trong O1, O2 ,OCơ hội (O)3 ,… T1, T2, TĐe dọa (T)3,… Điểm mạnh (S)

S1

S2

Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội (Các chiến lược SO)

Tận dụng điểm mạnh để tránh các nguy cơ đe dọa (Chiến lược ST) Điểm yếu (W)

W1

W2

Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội ( Chiến lược WO)

Tối thiểu hóa các điểm yếu để tranh đe dọa (Chiến lược WT)

Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng.

Ưu điểm của phương pháp này là không chỉ lựa chọn ra chiến lược tốt nhất mà còn cho thấy chiến lược đó phản ứng thuận lợi như thế nào với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thực hiện sau này.

Bảng 2.6 Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng

Các yếu tố quan

trọng Phân loại

Các chiến lược có khả năng thay thế

Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3 AS1 TAS1 AS2 TAS2 AS3 TAS3 Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong Tổng - Các bước xây dựng ma trận

1. Liệt kê các cơ hội, đe dọa bên ngoài và các điểm yếu mạnh bên trong doanh nghiệp (các thông tin này được lấy từ ma trận EFE, IFE).

2. Phân loại cho mỗi yếu tố theo như ma trận EFE và IFE.

3. Nghiên cứu ma trận SWOT để xác định các chiến lược mà doanh nghiệp có thể xem xét để đưa vào ma trận.

4. Xác định số điểm hấp dẫn (AS) của từng chiến lược tương ứng với các yếu tố quyết định thành công đã liệt kê. Trong đó, điểm được đánh giá từ 1 đến 4 tương ứng là không hấp dẫn, ít hấp dẫn, khá hấp dẫn và rất hấp dẫn.

5. Nhân điểm phân loại với điểm hấp dẫn của từng chiến lược với từng yếu tố thành công bên trong và bên ngoài ta có được tổng số điểm hấp dẫn của từng chiến lược so với chiến lược khác xét trên cùng một yếu tố. Tổng điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn so với chiến lược khác về một khía cạnh nhất định.

6. Tính tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược xét trên toàn bộ các yếu tố. Chiến lược nào có tổng điểm cao hơn là chiến lược ấy khả thi và được lựa chọn, các chiến lược còn lại tùy vào số điểm sẽ là chiến lược thay thế cho chiên lược chính khi có sự cố xảy ra.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược KD cho Cty Cổ phần chế tạo biến thế và vật liệu điện Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w