III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP chế tạo biến
vật liệu điện Hà Nội từ khi cổ phần hoá đến nay.
Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản từ năm 2005 đến năm 2008 của Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và vật liệu điện Hà Nội
ST T Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 2006 2007 2008 1 Giá trị sản lượng (GTSL) Tr đ 50.672 60.565 68.016 105.800 2 Tốc độ tăng trưởng GTSL % _ 19,5 12,3 55,5 3 Doanh thu Tr đ 44.488 52.148 63.340 99.125 4 Tốc độ tăng trưởng DT % _ 17,2 21,5 56,5 5 Lợi nhuận sau thuế (LN) Tr đ 3.062 3.544 3.877 5.104 6 Tốc độ tăng trưởng LN % _ 15,8 9,3 31,6
7 Tỉ suất LN trên DT % 6,9 6,8 6,1 5,1
8 Chi phí sản xuất (CPSX) Tr đ 43.000 44.394 55.808 89.542 9 Tốc độ tăng trưởng CPSX % _ 3,2 25,7 60,49
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2005-2008)
hoá là tường đối khả quan, hoạt động có lãi, giá trị sản xuất, tiêu thụ và thu nhập của doanh nghiệp đều tăng lên. Giá trị sản lượng bình quân tăng 29,1%/ năm, doanh thu là 31,73% và lợi nhuận sau thuế là 18,9% / năm. Kết quả này có được là do môi trường kinh doanh thông thoáng, hoạt động đầu tư được thuận lợi cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, và hơn cả là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên toàn Công ty. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của Công ty là không ổn định và nguyên nhân bắt nguồn từ cả yếu tố khách quan và chủ quan.
* Về giá trị sản lượng
Năm 2007, giá trị sản lượng đạt 112,3% so với năm 2006 tức là tăng 12,3 % tương ứng với 7.451 triệu đồng. Nếu nhìn đơn thuần thì giá trị sản lượng của năm 2007 là có tăng lên so với 2006 nhưng khi liên hệ chỉ tiêu này với chỉ tiêu CPSX thì trên thực tế giá trị này chỉ là 89,5% tức là giảm 10,5% tương ứng với 8.114 triệu đồng. Cũng trong năm này doanh thu đạt 121,4% tức là tăng 21,4% so với năm 2006. Sự chênh lệch lớn giữa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và doanh thu thể hiện hoạt động tổ chức sản xuất là không hiệu quả (làm giảm giá trị sản lược 10,5%) và sự yếu kém trong công tác quản trị vật tư (làm CPSX tăng lên 25,7%).
* Về doanh thu
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu qua mỗi năm đều tăng lên, năm 2006 tăng 17,2%, năm 2007 tăng 21,4%, năm 2008 là 56,5%.
Năm 2008, có sự tăng vọt về doanh thu và lợi nhuận, doanh thu năm 2008 là 99,125 tỷ đồng đạt 156,5% so với năm 2007 tức là tăng 56,5% ứng với 35,785 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng vọt này được đánh giá là do trong năm 2008, giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất của Công ty đều tăng vọt đẩy giá bán của tất cả các loại máy tăng lên. Mặt khác, năm 2008 là năm trọng tâm của giai đoạn phát triển 2006-2010, số lượng công trình được xây dựng tăng lên là nguyên nhân khiến nhu cầu về MBA và các thiết bị điện tăng lên trong đó có sản phẩm của Công ty.
* Về lợi nhuận
Khi xét đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì ta nhận thấy rằng tỷ suất doanh lợi của Công ty ở mức khá cao nhưng lại đang có chiều hướng giảm dần: năm 2005là 6,9%, năm 2006là 6,8%, năm 2007là 6,1% và năm 2008 dù doanh thu và lợi nhuận đều tăng vọt nhưng tỉ suất lợi nhuận chỉ là 5,1%, điều đó có nghĩa số đồng lợi nhuận trên 1
đồng doanh thu thu được giảm đi. Và trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay nếu Công ty không có những biện pháp kịp thời hữu hiệu thì sẽ rất khó để đảm bảo hiệu quả lâu dài.