I: QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO
b. Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
BÁC HỒ VỚI CHỦ NGHĨA LÊNIN*
Nguyễn Thế Cường
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”
Trên đường đi tìm đường cứu nước, khi Đại chiến thế giới lần thứ I bùng nổ, lúc đó Bác đang ở Anh. Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp. Cách mạng Tháng Mười Nga ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của Người, nhưng Người chưa có điều kiện để tiếp cận nhiều với thông tin từ Cách mạng Tháng Mười. Đầu năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp. Lúc đó Đảng Cộng sản Pháp chưa thành lập, còn Đảng Xã hội Pháp thực chất về cơ bản đã chuyển sang lập trường của giai cấp tư sản. Cùng tham gia Đảng Xã hội Pháp với Bác còn có cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường. Khi được hỏi vì sao Bác vào Đảng? Người trả lời: Đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ
chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái. Do Đảng Cộng sản Pháp chưa ra đời nên khi tham gia Đảng Xã hội Pháp, Người có dịp gần gũi, tiếp xúc với nhiều người cộng sản chân chính. Chiến tranh thế giới đã kết thúc, Cách mạng Tháng Mười và Nhà nước Xô viết đầu tiên trên thế giới đã ra đời, các nước thắng trận họp nhau tại cung điện Vécxây để “phân chia chiến lợi phẩm”. Trước khi đến Hội nghị, Tổng thống Mỹ Vuđrô Uynxơn đưa ra “chương trình 14 điểm” với những lời lẽ mĩ miều là “dân chủ”, “quyền tự quyết” cho các dân tộc thuộc địa, tức là ông sẽ có tiếng nói yêu cầu các đế quốc thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Có được tin tức này, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Nguyễn Tất Thành gửi đến hội nghị Vécxây bản yêu sách của nhân dân An Nam. Người ký tên Nguyễn Ái Quốc. Bản yêu sách gồm 8 điểm đề nghị chính phủ Pháp thực hiện một số nội dung dân chủ, tự do cho nhân dân ta trong khuôn khổ trật tự thống trị Pháp. Bản yêu sách gây một tiếng vang rất lớn trong các tầng lớp Việt kiều tại Pháp, đồng bào ta ở trong nước và nhân dân các nước thuộc địa, đồng thời như một hồi chuông cảnh báo đối với chủ nghĩa thực dân xâm lược tại diễn đàn Hội nghị Vécxây. Bản yêu sách không được chấp nhận là một trong những bài học của những người yêu nước Việt Nam đối với thực dân xâm lược, muốn có độc lập, tự do không có con đường nào khác là phải đánh đuổi chúng đi, phải đấu tranh. Nguyễn Ái Quốc kể lại rằng, Người ủng hộ Cách mạng Tháng Mười vì một lẽ tự nhiên, đó là sự cảm phục Lê-nin đã lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc giải phóng cho dân tộc mình. Người tham gia Đảng Xã hội Pháp vì Đảng này tỏ ra đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, chứ lúc đó Bác chưa đọc Lê-nin, chưa hiểu “Đảng là gì? Công đoàn là gì? chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì?”. Chỉ đến khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin, đăng trên hai số báo, ra ngày 16 và 17-7-1920, Người mới thật sự chuyển biến lập trường, từ người đi tìm đường cứu nước, tìm thấy con đường cứu nước, con đường ấy của Lê- nin, đó là con đường cách mạng vô sản. Suốt chặng đường bôn ba đi tìm, chưa có ai bênh vực các dân tộc thuộc địa, thực hiện giải phóng thuộc địa, đem lại quyền bình đẳng thật sự, tự quyết thật sự cho các dân tộc thuộc địa. Tổng thống Uynxơn tuyên ngôn những điều hết sức mĩ miều, nhưng chỉ để “tuyên ngôn”. Còn với Lê-nin, Người coi cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận không tách rời của cách mạng vô sản, đồng thời là trách nhiệm của tất cả các đảng cộng sản phải giúp đỡ phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa và đấu tranh đòi chủ nghĩa đế quốc phải từ bỏ âm mưu và hành động thống trị, bóc lột các dân tộc thuộc địa. Cách mạng giải phóng dân tộc không chỉ là nhiệm vụ riêng của mỗi dân tộc, mà trở thành nhiệm vụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bác Hồ kính yêu kể lại rằng, khi đọc Luận cương: “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất
cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
Trong lịch sử, các giai cấp thống trị thực hiện sự thống trị áp bức giai cấp và áp bức dân tộc. Chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin mới giải quyết triệt để vấn đề giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. Trong lịch sử, chưa có học thuyết nào bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp bị bóc lột và người lao động. Chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin hướng tới không chỉ bảo vệ mà còn đưa người lao động lên làm chủ. Bác đã tin và theo chủ nghĩa Lê-nin, Người cho rằng: Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Bắt đầu từ lòng yêu nước thiết tha, ra đi tìm gặp chủ nghĩa Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản, một trong những người đầu tiên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1919, Bác gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Sau khi Quốc tế III ra đời, Đảng Xã hội Pháp có sự phân hóa rõ rệt. Một bộ phận trung thành với Quốc tế II, sa vào chủ nghĩa cơ hội xét lại, họ không tán thành quan điểm của Lê-nin mà bảo vệ quyền thống trị thuộc địa của giai cấp tư sản chính quốc. Bộ phận khác ủng hộ quan điểm của Lê-nin và của Quốc tế III, thực hiện quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc, đấu tranh chống áp bức dân tộc. Những cuộc tranh luận liên tục nổ ra tại các cuộc họp chi bộ Đảng Xã hội Pháp. Nhờ những cuộc tranh luận ấy và sự tìm hiểu, học tập của mình, Nguyễn Ái Quốc hiểu sâu sắc thêm chủ nghĩa Lê-nin, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Ngày 25-12-1920, 10 giờ 35 phút tại phòng họp lớn của nhà Mane thành Tua, cách Pari 237km đã khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp. Nguyễn Ái Quốc dự đại hội với tư cách là Đại biểu chính thức. 22 giờ, ngày 29-12-1920, Đại hội Đảng Xã hội Pháp tiến hành bỏ phiếu quyết định việc ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III. Bác đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III. Sau cuộc bỏ phiếu, nữ đồng chí Rôdơ, người ghi biên bản tốc ký Đại hội hỏi Bác: “Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III?”. “Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác! Nhưng tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Bác đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, người đầu tiên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc tìm gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành người cộng sản. Trở thành người cộng sản để thực hiện mục đích yêu nước, thương dân. Chính vì vậy, chuẩn mực đạo đức đầu tiên, quan trọng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh là “trung với nước, hiếu với dân”. Bác kính yêu luôn coi Lê-nin là bậc thầy, là người thầy: “Lê-nin là
người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận khoa học nhất mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”. Cuộc đời của Lê-nin trong sáng và giản dị. Người không có con. Người bạn đời của Người là Krúpxkaia - Bộ trưởng Bộ Dân ủy giáo dục Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, cũng có cuộc sống trong sáng và giản dị như Người. Sáng ngày 21-1-1924, Lê- nin từ trần. Lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước tư bản phát triển trung bình hoặc kém phát triển đang được Người sáng tạo mới hình thành và bước đầu trở thành hiện thực xây dựng trên đất nước Liên Xô rộng lớn. Ngày 23-1-1924, giữa giá rét Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc trong dòng người vô tận đại biểu của nhân loại cần lao cùng với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô tổ chức trọng thể tang lễ Lê-nin: “Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cách mạng xã hội”. “Lê-nin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.