Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 2, trang 280.

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 34)

sản Việt Nam và trong Quốc tế Cộng sản nên phải bị giam lỏng tại Liên Xô, để kiên định con đường cách mạng mình đã lựa chọn. Vượt qua được mọi thử thách, kể cả bị tù đày tại 30 nhà lao của Tưởng Giới Thạch, kiên định với con đường cách mạng đã lựa chọn, là nhờ phần lớn Hồ Chí Minh rất trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin. Người từng căn dặn Đảng ta, muốn thực sự đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam và làm tròn những nhiệm vụ chính trị của Đảng, thì “Đảng phải đấu tranh không nhân nhượng chống tư tưởng bè phái, và phải tổ chức học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin để nâng cao trình độ văn hóa và chính trị cho các đảng viên”63. Điều này, không những được Người chỉ ra từ 1939 trong “Những chỉ thị mà tôi nhớ và truyền đạt”, mà sau này trong nhiều tác phẩm khác, nhất là các tác phẩm bàn về đạo đức cách mạng, về tư cách đảng viên đều được Người nhấn mạnh.

Từ 1945 đến 1969, là giai đoạn Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo thắng lợi cách mạng Việt Nam theo con đường Người đã chọn. Đây cũng là giai đoạn hoàn thiện tư tưởng của Người về vấn đề dân tộc và vấn đề chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Làm được như vậy chính là nhờ Người đã rất trung thành với Lênin: “Trước mắt các dân tộc phương Đông, Lênin không chỉ là một vị lãnh tụ, một người chỉ huy. Đó cũng là một người thầy có sức hấp dẫn... làm cho quả tim của chúng tôi hướng về Người, không gì ngăn cản nổi... Lênin là hiện thân của tình bác ái”64. “Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được những thắng lợi to lớn...”65.

Về vấn đề dân tộc, tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Lênin vào Việt Nam, Hồ Chí Minh tuyên bố: Độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc và đưa ra chân lý sáng ngời của thời đại “Không có gì quý hơn độc lập tự do”66. Người đề cao dân tộc nhưng không hạ thấp giai cấp, chủ trương kết hợp nhuần nhuyễn các vấn đề dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng vừa giành độc lập cho dân tộc mình, vừa giành độc lập cho dân tộc bạn. Người đặt cách mạng Việt Nam vào dòng chảy của cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận cấu thành của cả ba bộ phận cấu thành của sức mạnh thời đại (phong trào Xã hội chủ nghĩa, phong trào Giải phóng dân tộc, sự phát triển của Khoa học kỹ thuật và Công nghệ)... Những luận điểm của Người về vấn đề dân tộc đều tập trung đỉnh cao nhất là sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Về vấn đề xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Lênin vào Việt Nam, mà Hồ Chí Minh đã có nhiều định nghĩa khác nhau về CNXH ở Việt Nam. Thông qua các định nghĩa ấy mà chỉ ra các đặc

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w