PHẦN PHỤ LỤC:

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 118 - 148)

I: QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO

b. Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

PHẦN PHỤ LỤC:

MỘT SỐ BÀI NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ KHÁC

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

Song Thành

Phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là sự vận dụng thuần thục phương pháp biện chứng duy vật macxít

Hồ Chí Minh không có tác phẩm riêng bàn về phương pháp. Nhưng trong thực tế lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng sáng tạo và nhuần nhuyễn các nguyên lý của phép biện chứng duy vật macxít kết hợp với các yếu tố biện chứng của triết học phương Đông qua đó tạo nên một hệ thống phương pháp riêng của mình, rất macxít mà cũng rất Hồ Chí Minh, không trộn lẫn được. Vì vậy, có thể nói, có phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh, phương pháp đó vẫn là phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng đã được vận dụng và chuyển hoá vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để xử lý thành công những vấn đề do thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra, nó in đậm màu sắc Việt Nam - Hồ Chí Minh và bằng cái riêng đã làm phong phú thêm cái chung.

Vậy nội dung và đặc điểm của phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là gì?

Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa cái riêng và cái chung.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, đó là quan điểm cốt lõi nhất của nhận thức luận macxít và cũng là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Theo quan điểm của C.Mác: "ở mỗi dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ được thực hiện theo mức độ mà nó là sự thực hiện những nhu cầu của dân tộc ấy". Nói cách khác, lý luận chỉ được coi là đúng đắn khi nó đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của mỗi dân tộc.

Hồ Chí Minh cũng quan niệm: "Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét so sánh thật kỹ lượng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế, đó là lý luận chân chính".

Theo quan niệm đó, Hồ Chí Minh luôn luôn lấy thực tiễn, lấy sự kiện của đời sống dân tộc và thời đại làm định hướng cho tư duy và hành động, lấy mục tiêu độc lập và phát triển của dân tộc làm căn cứ để xem xét lý luận, để lựa chọn con đường và bước đi cho cách mạng Việt Nam, nhờ đó mà tránh được giáo điều, rập khuôn (do chỉ biết lặp lại cái chung), đồng thời cũng tránh để không rơi vào cơ hội, xét lại (do quá nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù).

Đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, nhưng Hồ Chí Minh biết rút ra từ học thuyết cách mạng và khoa học rộng lớn này những vấn đề cần thiết cho giai đoạn trước mắt của cách mạng Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn cho cách

mạng Việt Nam: từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và giải phóng con người, tức là từ độc lập dân tộc tiến lên CHXH.

Tiếp theo, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhờ đứng vững trên quan điểm thực tiễn và đường lối độc lập tự chủ, một mặt, chúng ta vẫn tranh thủ viện trợ kinh tế và quân sự của các nước XHCN anh em, mặt khác, chúng ta lại đánh theo đường lối và cách đánh Việt Nam, phù hợp với chiến trường Việt Nam, vì vậy ta đã giành được thắng lợi vẻ vang: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CHXH.

Khi miền Bắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiền tư bản bước vào thời kỳ quá độ lên CHXH, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: "Chúng ta phải đùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến lên CHXH" và Người nhắc nhở: "Tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi đào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta".

Đó là biện chứng Hồ Chí Minh trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa cái riêng và cái chung.

Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa mâu thuẫn và thống nhất của các mặt đối lập.

Theo quan điểm macxít, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, bởi mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng và đấu tranh để đi tới chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát triển.

Hồ Chí Minh cũng thừa nhận tính phổ biến của mâu thuẫn. Người viết: "Cái gì cũng có mâu thuẫn, vì cái gì cũng có biến âm, dương, có sinh có tử, có quá khứ, có tương lai, có cũ, có mới. Đó là những mâu thuẫn sẵn có trong mọi sự vật".

Mâu thuẫn có nhiều loại với bản chất khác nhau: có mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối kháng. Vì vậy, phân tích mâu thuẫn là điều kiện để nhận thức đúng sự vật. Hồ Chí Minh chính là một bậc thầy trong nhận thức, phát hiện và xử lý mâu thuẫn.

Trong đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp có nhận thức, phát hiện đúng mâu thuẫn mới xác định rõ kẻ thù và bạn đồng minh, mới đề ra được chiến lược, sách lược, bước đi đúng đắn cho mỗi giai đoạn của cách mạng.

Vận dụng phép biện chứng duy vật vào phân tích xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra hai mâu thuẫn cơ bản: một là, mâu thuẫn vốn có của xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến và hai là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn thực dân xâm lược Pháp, từ đó Hồ Chí Minh xác định nhân dân Việt Nam có hai kẻ thù chính là đế quốc và phong kiên tay sai, cách mạng

dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam có hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc giành lại độc lập cho dân tộc và chống phong kiên đem lại ruộng đất cho dân cày.

Tuy xác định xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản, nhưng trong việc xử lý mâu thuẫn, Hồ Chí Minh không coi hai mâu thuẫn đó ngang nhau, phải tiến hành song song, đồng thời. Theo Hồ Chí Minh, trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn nổi lên gay gắt nhất, trở thành mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và bọn tay sai, có giải quyết được vấn đề dân tộc mới giải quyết được vấn đề dân chủ. Vì vậy, ngay trong Chính cương vắn tắt (1930), Hồ Chí Minh cũng chỉ nêu chủ trương "thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo" mà chưa nêu khẩu hiệu "người cày có ruộng". Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, cũng chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian, đề thêm khẩu hiệu "giảm tô, giảm tức", chia lại ruộng công,...

Làm.như vậy, theo Hội nghị phân tích, nếu không đánh đuổi được Pháp - Nhật, nếu dân tộc còn phải chịu mãi kiếp ngựa trâu thì vấn đề ruộng đất cũng không sao giải quyết được. Cuộc Cách mạng tháng 8/1945 đã lôi cuốn hàng chục triệu nông dân, dù chưa được chia lại ruộng đất của địa chủ vẫn hăng hái tiến bước cùng giai cấp công nhân làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Thắng lợi đó là sự thể hiện phép biện chứng của Hồ Chí Minh trong xử lý mối quan hệ giữa mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.

Hồ Chí Minh cũng là bậc thầy về xử lý mâu thuẫn địch - ta, nêu tấm gương về nghệ thuật vận dụng mâu thuẫn, khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Theo quyết định của Đồng minh tại Hội nghị Pốtxđam (tháng 7/1945), gần 20 vạn quân Tưởng đổ vào Bắc Đông Dương (từ vĩ tuyến 16 trở ra) và hàng vạn quân Anh - Ấn Độ đổ vào Nam Đông Dương với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. Núp dưới bóng quân đội Anh, thực dân Pháp cũng đem quân trở lại nước ta. Nếu kể cả quân đội Nhật tuy đã đầu hàng nhưng chưa bị tước vũ khí, thì vào lúc đó, có gần nửa triệu quân nước ngoài đóng trên đất nước ta. Cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tình thế cách mạng Việt Nam như đang "nghìn cân treo sợi tóc". Để bảo vệ thành quả cách mạng, Hồ Chí Minh chủ trương phải phân hoá kẻ thù, bằng cách khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ của chúng.

Quân đội Tưởng vào miền Bắc có ba thế lực: cánh Lư Hán thuộc Đệ nhất chiến khu Vân Nam, cánh Tiêu Văn thuộc Đệ tứ chiến khu Quảng Tây, cánh Chu Phúc Thành thuộc quân khu Trung ương Trùng Khánh. Chúng giống nhau về mục tiêu "diệt cộng, cầm Hồ" để dựng lên chính phủ tay sai, phục vụ cho mưu đồ lâu dài của chúng, nhưng mâu thuẫn với nhau về lợi ích cá nhân. Biết Lư Hán vốn có tư thù sâu sắc với Tưởng Giới Thạch và cả với Pháp (vì đã

bị Pháp tịch thu mấy chuyến hàng lớn trên tuyến đường sắt Hải Phòng Côn Minh), Hồ Chí Minh đã chủ động tới thăm chúng nhằm tranh thủ Lư Hán, đồng thời, nhượng bộ cho vợ chồng Tiêu Văn một số đặc quyền kinh tế để cô lập cánh Chu Phúc Thành... Nhờ đó, chúng ta buộc họ phải thay đổi thái độ đối với Chính phủ Hồ Chí Minh, đã sử dụng được lực lượng quân đội Tưởng làm bình phong, ngăn chặn quân đội Pháp đang lăm le ra miền Bắc.

Trong hàng ngũ tướng lĩnh quân đội Pháp cũng chia thành hai phe: cánh diều hâu chủ chiến, đứng đầu là Cao ủy Đông Dương Đácgiăngliơ (D'argenlieu), cánh tương đối hiểu biết, muốn hoà hoãn, tiêu biểu là đại tướng Lơcléc (Leclerc), tổng chỉ huy quân đội viễn chinh. Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Lơcléc: "Ngài là một đại quân nhân và là một nhà ái quốc. Ngài đã chiến thắng và chiến thắng anh dũng kẻ xâm lăng nước ngài... Lừng danh với những chiến công, ngài lại đi đánh một dân tộc chỉ muốn độc lập, thống nhất quốc gia và một nước chỉ muốn hợp tác như anh em với nước ngài sao?".

Lòng tụ trọng bị tổn thương, ít lâu sau Lơcléc từ chức Tổng chỉ huy, xin chuyển về Pháp, mở đầu cho sự liên tục thay đổi Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

Đánh giá sách lược của Hồ Chí Minh

Trong giai đoạn này, đồng chí Lê Duẩn đã viết: "Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đã ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc".

Nhắc lại những năm tháng đó, đồng chí Phạm Văn Đồng cũng viết: "Nếu bấy giờ không có Hồ Chí Minh thì khó lường hết cái gì có thể xảy ra".

Đối với mâu thuẫn địch - ta, chỉ có một cách xử lý duy nhất là "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta phải kiên quyết đánh đuổi nó đi". Còn với mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, xuất phát từ quan điểm "Hễ là người Việt Nam thì ai cũng có lòng yêu nước, ghét giặc", Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết mọi lực lượng "miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, không là Việt gian, thân Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc”, "Không được phép bỏ một lực lượng nào sẵn sàng phục vụ quốc gia".

Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh là lấy cái chung, cái tương đồng để khắc phục cái riêng, cái dị biệt, lấy nhân ái, khoan đung để cảm hoá, lấy nhân nhượng, thoả hiệp lẫn nhau để giải quyết bất đồng, "biến đại sự thành tiểu sự, biến tiểu sự thành vô sự". Người phê phán một số cán bộ chỉ biết "chia rẽ, bênh vực lớp này chống lại lớp khác, không biết làm cho các tầng lớp nhân nhượng lẫn nhau, hoà thuận với nhau... quên rằng lúc này ta phải toàn dân đoàn kết, không chia già trẻ, giàu nghèo để giữ nền độc lập, chống kẻ thù chung".

Như vậy, trong mâu thuẫn nội bộ nhân dân (mâu thuẫn không đối kháng), có mặt thuận và mặt nghịch, bên cạnh mặt mâu thuẫn còn có mặt thông nhất, để tồn tại trong sự thống nhất, phải biết lấy thuận chế nghịch, lấy cái

chung, cái đồng thuận để khắc phục cái riêng, cái dị biệt. Đó là biện chứng trong cách xử lý của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giũa mâu thuẫn và thống nhất các mặt đôi lập.

Biện chứng giữa cái "bất biến" và cái “vạn biến".

Đây là một tư tưởng biện chứng hết sức sâu sắc của triết học phương Đông, xuất phát từ quan niệm vạn vật sinh hoá đều do điều lý (quy luật) chi phối, nếu nắm được điều lý của vũ trụ thì có thể điều khiển được mọi biến hoá của trời đất (hiện tượng), nghĩa là có thể lấy cái bất biến chế ngự được cái vạn biến, lấy tĩnh chế động, lấy nhu thắng cương...

Phép biện chứng duy vật macxít cũng đã đề cập đến các cặp mâu thuẫn và thống nhất, vận động và đứng im, nhưng mối quan hệ giữa bất biên và vạn biên trong phép biện chứng của Hồ Chí Minh có nguồn gốc chủ yếu từ trong triết học phương Đông và Việt Nam. Xưa Lý Thánh Tông, khi đi lo việc biên cương ở phương Nam, có dặn lại nhiếp chính Ỷ Lan một câu: "Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định", ý nói cứ lấy nhất tâm bất biến (là một lòng lo giữ việc nước) thì có thể đối phó với vạn biên (dù có dữ dội như sấm sét).

Vậy ta hiểu "dĩ bất biến ứng vạn biến" mà Hồ Chí Minh nói đến là gì? Theo cách nói của triết học, có thể hiểu "bất biên" là quy luật, vì chỉ có quy luật (tự nhiên, xã hội, tư duy) là tồn tại lâu đài, là hầu như bất biến, còn "vạn biến" là hiện tượng, là sự biểu hiện đa dạng của quy luật, cho nên có thể đưa vào quy luật mà lý giải hiện tượng hay ngược lại, từ phân tích vô vàn hiện tượng có thể tìm ra quy luật tương ứng.

Phép biện chứng duy vật thường chú trọng nhiều hơn về trình bày sự phát triển biện chứng của sự vật, coi mâu thuẫn, vận động là tuyệt đối, thông nhất, đứng im là tương đối. Trong thực tế vận dụng, đôi khi chúng ta lại có phần coi nhẹ, thậm chí bỏ qua cái "bất biến" (tức là cái thống nhất, đứng im vốn là điều kiện tồn tại của sự vật).

Trong vũ trụ và trong cuộc sống xã hội vốn tồn tại phạm trù "bất biến". Hoá học được xây đựng trên cơ sở định luật bảo toàn trọng lượng. Công thức có thể biến hoá, nhưng trị số thì không đổi. Năng lượng học dựa trên định luật bảo toàn năng lượng. Toán học có những hằng số, hằng đẳng thức không đổi. Về mặt xã hội, các chế độ xã hội đều có nhiều thay đổi, nhưng trong xã hội nào người ta cũng vẫn cần đến ăn, mặc, ở... tức là vẫn phải có sản xuất và phân phối, nghĩa là sự khác nhau, như C.Mác nói, chỉ là về cách thức sản xuất và cách thức phân phối, còn bản thân sản xuất và phân phối thì xã hội nào cũng vẫn phải có. Cũng có thể gọi đó là các hằng số xã hội. Hồ Chí Minh tiếp thu phép biện chứng macxít, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của tư duy biện chứng phương Đông. Người thường bắt đầu từ cái bất biến để đi tới cái khả biến của xã hội và con người. Thí dụ, Người nói: "Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau ấy là dân nào cũng ưa sự lành,

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 118 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w