Sách đã dẫn Tr 303, 318.

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 64 - 65)

cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề... Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi CNXH ở Việt Nam”151

Nếu Lênin chỉ ra: “Chỉ khi nào giai cấp vô sản giành được thắng lợi ít ra ở một số nước tiên tiến, thì mới có thể nói là cách mạng XHCN đã giành được thắng lợi vĩnh viễn”152, thì Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm ấy vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam mà xác định CNXH sẽ thắng lợi ở Việt Nam nhờ sự kế thừa của nhiều thế hệ thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Nắm vững và trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, không quan niệm đơn giản vễ CNXH Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách tinh tế lý luận khoa học mác-xít vào chiến lược xây dựng CNXH ở Việt Nam trên nhiều phương diện. Trong những tinh tế ấy, quan niệm: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” là cái tinh tế nhất, là chiến lược con người của Hồ Chí Minh.

Tóm lại: Hiện nay, Đảng ta khẳng định “chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở nền tảng của tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng”. Trong thực hiện nền kinh tế đa thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng lên CNXH buộc chúng ta cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học tư tưởng của Người.

Hồ Chí Minh không sao chép một cách nguyên xi từng câu chữ những nguyên lý sách lược, chiến lược của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà luôn tự mình suy nghĩ, xem xét những đặc thù, những điều kiện và những kết quả của những nguyên lý ấy như thế nào, áp dụng vào Việt Nam trên tinh thần ý nghĩa của nó.

Hồ Chí Minh học trò trung thành, kiệt xuất của Mác, Enghen, Lênin. Người là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, của nhân loại tiến bộ, của phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế. Tư tưởng và cuộc đời của Người mãi tỏa sáng soi con đường cách mạng Việt Nam tới CNXH và CNCS.

2.3. TÌM HIÊU NGUYÊN TẮC “TIN DÂN, DỰA VÀO DÂN” TRONG CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH+++ TRONG CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH+++

Đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nghệ thuật cách mạng, sách lược cách mạng, chiến lược cách mạng, mà chủ yếu là đường lối cách mạng của Người. Tư tưởng đại đoàn kết đã chiếm trên 70% tổng số các tác phẩm của Người. Trong hơn 1500 các tác phẩm của Người thì từ “đoàn kết” đã được lặp lại trên 1800 lần, trong đó có các bài viết ngắn nhưng tần số lặp lại “đoàn kết” đã từ 19-21 lần.

Thiết nghĩ, triết lý đường lối đại đoàn kết dân tộc đặc sắc của Người chính là nguyên tắc “tin dân, dựa vào dân”:

1. Dân là gốc rễ, là nền tảng của đại đoàn kết.

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w