Mỹ để nhận thức được rằng: trên thế giới chỉ có hai hạng người là kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Người bị bóc lột thì dù ở dân tộc nào, màu da gì cũng đều khổ như nhau.
Tại Pháp, Người vừa lao động kiếm sống, vừa lăn lộn trong phong trào công nhân và nhân dân lao động. Người cũng rất tích cực tìm đọc nhiều sách báo mong sớm tìm ra con đường cách mạng cho dân tộc.
Năm 1920, Người đã rất lúng túng khi quyết định bỏ phiếu ủng hộ cho Quốc tế nào. Chỉ khi tiếp xúc với “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người mới chọn Quốc tế III và hoàn toàn tin vào Lênin. Hồ Chí Minh trở thành một trong những người đầu tiên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp và là người Việt Nam cộng sản đầu tiên.
Từ chủ nghĩa yêu nước, một trí thức Việt Nam yêu nước đến với phong trào công nhân quốc tế, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người nhanh chóng trở thành một trong các chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản, lãnh tụ vĩ đại của phong trào công nhân quốc tế. Ngưòi đã nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam.
2 -Hồ Chí Minh luôn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin khi vận dụng sáng tạo học thuyết khoa học và cách mạng này vào Việt Nam. dụng sáng tạo học thuyết khoa học và cách mạng này vào Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã từng tham gia Ban nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Pháp, đã từng là ủy viên Đoàn chủ tịch Hội đồng Quốc tế Nông dân. Năm 1923, Người học Chủ nghĩa Mác-Lênin tại trường Đại học Phương Đông (Mát xcơva). Từ 1936 - 1938 Người đã công tác tại “Viện nghiên cứu các vấn đề về dân tộc và thuộc địa” (Liên xô), và làm nghiên cứu sinh ở đó. Tháng 7 - 1939, trong thư gửi Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, Người chỉ rõ: “Đảng phải chống tư tưởng bè phái, phải học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin...”129.
Nắm vững quan điểm của Mác và Enghen, Lênin không thiết kế tỷ mỷ mô hình lý luận về CNXH tương lai mà chỉ chỉ ra những nét cơ bản về hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa có ba giai đoạn: “I Cơn đau đẻ kéo dài; II Chủ nghĩa xã hội; III Chủ nghĩa cộng sản”. Nếu Mác và Enghen đã từng phê phán thuyết “Nhà nước hiện nay”, “Xã hội hiện nay” trong bản “Cương lĩnh Gôtha” là một sự bịa đặt, thì Lênin đã có những quan điểm lý luận về CNXH trong “Nhà nước và cách mạng”, “Chính sách cộng sản thời chiến”, “Chính sách kinh tế mới”(NEP)... Lênin nói: “Những nguyên tắc cơ bản của cách mạng phải thích hợp với những đặc điểm của các nước khác nhau”, ... “không sao chép y nguyên sách lược của chúng tôi, mà phải tự mình suy nghĩ xem những đặc thù, những điều kiện và những kết quả của những sách lược đó như thế nào, phải áp dụng ở nước các đồng chí không phải từng câu chữ mà là tinh thần, ý nghĩa”130