bật trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, điều mà Người luôn quan tâm trăn trở để giữ vững vai trò Đảng cầm quyền chính là vấn đề chỉnh đốn Đảng.
Trong suốt 73 năm qua, cứ mỗi lần đứng trước thử thách lớn của tình hình cách mạng mới, Đảng ta lại xác định nhiệm vụ chỉnh đốn Đảng. Hồ Chí Minh là người đầu tiên nêu lên vấn đề chỉnh đốn Đảng. Trước lúc đi xa, trong “Di chúc” của mình, Người cũng căn dăn, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cưu nước giành được thắng lợi, Đảng phải tự chỉnh đốn. Từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta luôn coi tự đổi mới, tự chỉnh đốn là nhiệm vụ cấp bách, thiết thực để thực hiện đổi mới toàn xã hội. Bởi lẽ, sự phát triển của Đảng luôn liên quan trực tiếp đến vận mệnh của cả dân tộc. Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện cơ bản và quyết định đưa toàn thể dân tộc chớp thời cơ, vượt mọi khó khăn, vững bước tiến lên.
Cuộc vận động chỉnh đốn Đảng theo nghị quyết VI (lần 2) khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đạt bốn yêu cầu vừa xây vừa chống là:
- Nâng cao nhận thức về vị trí then chốt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ mới, tăng cường sự thống nhất về nhận thức tư tưởng chính trị, về ý chí và hành động trong toàn Đảng, củng cố và tăng cường sức mạnh của Đảng về mọi mặt, làm cho Đảng thật vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; ngăn chặn, đẩy lùi một bước quan trọng suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên; xây dựng Đảng ta thật trong sạch, gắn bó với nhân dân, thực hiện lời dạy của Bác: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”.
Phải tạo được bước chuyển biến mới trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; chấn chỉnh, sắp xếp lại các tổ chức, bộ máy trong hệ thống chính trị gắn liền với cải cách hoàn chỉnh theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
- Nêu cao tính nghiêm túc và gương mẫu chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và thực hiện nói đi đôi với làm.
Để thực hiện thắng lợi các cuộc vận động chấn chỉnh Đảng, ngoài việc thực hiện nghiêm túc việc mở các lớp bồi dưỡng lý luận phù hợp với từng đối tượng theo từng thời gian thích hợp, thì một trong những việc làm thiết thực, căn bản cần thiết là phải học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc, có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi “thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người khai sinh ra nền cộng hoà dân chủ Việt Nam, người vun trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực
lượng vũ trang cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân ta, người anh hùng dân tộc vĩ đại, người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế”127. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991), và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), Đảng ta khẳng định “chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng”128.
Đảng Cộng sản Việt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện đã không ngừng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người không ngừng chăm lo, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng Mác-Lênin vững mạnh, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, không ngừng đấu tranh cho dân tộc độc lập và chủ nghĩa xã hội. Cuộc đời và sự nghiệp của Người mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam và cách mạng Thế giới.
2.2. TÌM HIỂU TRIẾT LÝ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM++ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM++
Trong di sản quý báu Hồ Chí Minh để lại cho muôn đời sau, tư tưởng của Người về xây dựng CNXH ở Việt Nam là rất quan trọng. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN, việc nghiên cứu nắm vững tư tưởng của Người về vấn đề này là hết sức cần thiết. Trong phạm vi bài bài viết này, có thể nêu ra một số khía cạnh như sau: