Sđd, tập 1, trang 28.

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 69 - 71)

Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác”. Không những thế mà Đảng còn phải “liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là quần chúng vô sản Pháp”180.

Trong điều kiện lịch sử của Việt Nam, một nước nông nghiệp chậm phát triển, hơn 90% dân số là nông dân và hơn 90% nông dân là trung nông, bần nông và cố nông, Hồ Chí Minh đã căn dặn các cán bộ dân vận rằng: “Mọi công việc chống giặc và xây dựng đất nước phần lớn là do nông dân làm. Nông dân là đồng minh trung thành của công nhân. Muốn kháng chiến, kiến quốc thành công, muốn độc lập thống nhất thực sự phải dựa vào nông dân”181.

Nông dân nói riêng, nhân dân nói chung tự thân họ không có sự đoàn kết bền vững, chỉ có những mối quan hệ gần gũi tự nhiên, đoàn kết theo thời vụ, theo sự việc cụ thể. Sự đoàn kết như thế không phải là chỗ dựa của Đảng, của hệ thống chính trị cách mạng. Chỉ những người dân được giác ngộ, được tổ chức và do Đảng cộng sản lãnh đạo mới là sức mạnh, mới là chỗ dựa của Đảng và của hệ thống chính trị cách mạng. Người dạy: “Lực lượng giai cấp công nhân và nhân dân lao động rất to lớn và vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cân có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”182. Trong nhiều bài nói và bài viết của Người cũng như toàn bộ cuộc đời sự nghiệp của Người đã luôn chỉ rõ: thành công của Đảng ta là ở chỗ đã tổ chức và phát huy được lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, lãnh đạo nhân dân dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Khi nhắc nhở: “tất cả các cơ quan Nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”183, Người cũng nhắc nhở để dựa được vào dân, để dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng và hệ thống chính trị cách mạng thì “những Chính sách và Nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Đảng ta là đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động chứ không phải mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm người nào, của một cá nhân nào”184. Người cũng yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải luôn xác định và thực hiện đúng bổn phận là công bộc của dân “cần phải quyết tâm suốt đời phục vụ Đảng phục vụ nhân dân”185.

Ở Hồ Chí Minh, việc xác định dân là chỗ dựa của Đảng, của hệ thống chính trị cách mạng, với việc để dân thực hiện vai trò đó của mình, cũng như việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên để dân mến, dân tin, dân đoàn kết theo Đảng là những mối quan hệ biện chứng, tác

180 Sđd, tập 3, trang 3-4.181 Sđd, tập 6, trang 710. 181 Sđd, tập 6, trang 710. 182 Sđd, tập 9, trang 290. 183 Sđd, tập 9, trang 591. 184 Sđd, tập 9, trang 298. 185 Sđd, tập 9, trang 293.

động qua lại lẫn nhau, không tách rời nhau. Người dạy: “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Ddaonf thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”186. Từ đó Người khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”187. Dân vận khéo không có nghĩa là dùng mánh khóe, thủ đoạn để lôi kéo dân, mà phải tu dưỡng đạo đức, phải rèn luyện và hành động vì dân để có dân. Dân vận khéo tức là “mỗi đảng viên và cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” và “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân”188.

Tóm lại, “Tin dân, dựa vào dân” trong chiến lược đại đoàn kết và nghệ thuật sử dụng chiến lược đó, Hồ Chí Minh luôn luôn đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, nắm vững tinh thần ý nghĩa của mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân với vĩ nhân-lãnh tụ, luôn giữ vững nguyên tắc tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển toàn diện và hoàn thiện của con người mà khẳng định: Dân là gốc rễ, dân là nền tảng, dân là chủ thể, dân là nguồn gốc sức mạnh vô tận vô địch của đại đoàn kết. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng và của hệ thống chính trị cách mạng. Trước khi đi gặp cụ C.Mác, cụ Lênin điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”189 là một chứng minh hùng hồn cho nhân cách văn hóa nhân văn tuyệt vời Hồ Chí Minh.

Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng toàn dân ta vì nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chiến lược đại đoàn kết, nhất là nguyên tắc “tin dân, dựa vào dân” của chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh lại chói ngời tỏa sáng soi con đường cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến bước. Việc nghiên cứu nắm vững và thực hiện đúng nguyên tắc đó của Người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bị chi phối của nền kinh tế đa thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng lên chủ nghĩa xã hội là việc làm rất cần thiết và cực kỳ quan trọng.

2.4. ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG DO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH DÀY CÔNG VUN ĐẮP LÀ ĐẠO ĐỨC SUỐT ĐỜI VÌ HẠNH PHÚC CỦA DÀY CÔNG VUN ĐẮP LÀ ĐẠO ĐỨC SUỐT ĐỜI VÌ HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN*

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w