Điều đó đồng thời nói lên sự ảnh hưởng sâu sắc của Lênin và Cách mạng Tháng Mười đối với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh.
1.5. PHƯƠNG PHÁP KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỒ CHÍ MINH∗ MINH∗
Về nhân cách, phong cách, tác phong cách mạng thì kế thừa và phát triển là sự kết tinh tài tình tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại của Hồ Chí Minh. Thành công đó của Người đã tạo nên 3 trong 6 tiêu chí mà tổ chức văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại:
1. Hồ Chí Minh là người có học vấn uyên thâm, uyên bác, tích tụ nhiều lĩnh vực, biết nhiều nền văn hóa: Nói chuyện được với mọi tầng lớp trong xã hội như nông dân, chính khách, nhà khoa học... Những đối tượng khi được tiếp xúc với Người dù là ai thì bao giờ cũng có những nhận thức mới về thế giới (đặc biệt Người nói chuyện bằng ngôn ngữ chính của đối tượng; Người thông thạo được nhiều thứ tiếng: Trung, Pháp, Anh, Nga, Đức, Ý, Tây Ban Nha,..).
2. Hồ Chí Minh kết tinh được những giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam: Giá trị truyền thống nhân nghĩa; Giá trị khoan dung của Việt Nam; Văn hóa ứng xử của người Việt Nam: biết Biến-Hóa-Dừng; ứng xử với con người, biết mình, biết người, biết thời, biết dừng, biết biến.
3. Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa kiệt xuất bởi vì Người là mẫu mực của tinh thần khoan dung văn hóa.
Phương pháp kế thừa và phát triển đã được Hồ Chí Minh nhận thức và thực hiện thành công từ rất sớm. Nó là một trong các động lực cách mạng quan trọng của sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh.
1) Từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi quan sát thấy Chính phủ Trung Quốc do Tôn Trung Sơn đứng đầu làm điều sai trái loại bỏ các nghi lễ thờ cúng Quốc do Tôn Trung Sơn đứng đầu làm điều sai trái loại bỏ các nghi lễ thờ cúng Khổng Tử, Hồ Chí Minh đã viết bài phê phán điều sai lầm ấy và kêu gọi các chiến sỹ cách mạng Việt Nam ngày ấy rằng: “Với việc xóa bỏ những nghi lễ tưởng niệm Khổng Tử, Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ và trái với tinh thần dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về cách mạng cần đọc các tác phẩm của Lênin”73.
Năm 1945, sau khi đọc “Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, chiều 3/9/1945 trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã trịnh trọng tuyên bố: “Vấn đề thứ sáu – Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”74. Sau này trong “Thư gửi Hội Phật tử
Bài đăng trên Website của trường Đại học Khoa học Huế tháng 5/2010
73 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2000, tập 2, trang 454.
ngày 30/8/1947” và trong “Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Cộng sản Việt Nam 3/3/1951”75 và nhiều bài nói bài viết khác, Người cũng thường khẳng định lại lập trường đó.
Trong sắc lệnh số 5 ký ngày 23/11/1945 ở điều 4, Người cấm phá huỷ đình, chùa, đền, miếu, hoặc những nơi thờ tự khác: cung điện, thành quách, lăng mộ chưa được bảo tồn. Người xem đó đều là di sản văn hóa của dân tộc mà trách nhiệm của chúng ta là phải gìn giữ, phát huy những giá trị tích cực của nó vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Trong “Thư gửi đồng bào nhân lễ Thiên chúa giáng sinh” năm 1945, Người viết: “Gần 20 thế kỷ trước, một vị thánh nhân đã ra đời. Cả đời Người chỉ lo cứu thế độ dân, hy sinh cho tự do, bình đẳng.
Trong lúc này, thực dân Pháp gây cuộc chiến tranh, chúng mong cướp nước ta lần nữa. Chúng làm trái hẳn với lòng bác ái của Đức Giêsu.
Toàn thể đồng bào ta, không chia lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gìn non sông Tổ quốc, mà cũng để giữ gìn quyền tôn giáo tự do”76.
Trong quan niệm của Người, các vị sáng lập ra các tôn giáo đều là các vĩ nhân, các đấng chí tôn77, nêu các tấm gương sáng về nhân văn, nhân đạo cho hậu thế muôn đời. Người đã từng khẳng định “Thiên chúa đã cho loài người quyền tự do và dạy loài người lòng bác ái”78. Người đã viết và ca ngợi "Đức Thiên Chúa là tấm gương hy sinh triệt để vì những người bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hòa bình, vì công lý"79. Người cũng đã viết và ca ngợi "Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn. Muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma"80.
Năm 1948, trong bài “Bệnh tự kiêu, tự ái”, Bác viết: “Xưa nay những bực tài giỏi như cụ Khổng Tử, cụ Lênin cũng không biết hết mọi việc, làm được mọi việc. Cụ Khổng không biết nấu cơm, cụ Lê không biết may áo. Vì vậy, cần nấu cơm thì cụ Khổng phải học hỏi người làm bếp. Cần may áo thì cụ Lê phải
học hỏi người thợ may.
Cụ Khổng và cụ Lê hơn mọi người, không phải vì hai cụ biết hết mọi việc, làm được mọi việc. Mà vì hai cụ không tự kiêu, tự ái, luôn luôn học hỏi.
Lời đầu tiên của cụ Khổng trong sách Luận ngữ, là: "Học mà thường tập, chẳng cũng vui lắm thay".
Lời cụ Lê thường thường nhắc nhủ mọi người, là: "Học, học nữa, học mãi". Và "phải học hỏi quần chúng"81.
75 Sđd, Tập 5, Trang 197.
76 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 490.